Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011 thu tieu khien moi cua hacker!

Số lượt xem: 131
Gửi lúc 14:58' 28/01/2010

thú tiêu khiển mới của hacker!


Những ngày cuối năm 2002, hàng loạt website nổi tiếng lần lượt bị "luộc" domain name (tên miền). Tất cả các truy cập vào những website này đều bị chuyển về site của một nhân vật có biệt danh là beyeu. May mắn thay, vụ beyeu này cũng nhanh chóng kết thúc khi Enom - nhà cung cấp domain name nổi tiếng thế giới - sửa chữa lỗi bảo mật. Tuy nhiên, kể từ "sự kiện" beyeu, trong giới hacker, nhất là những hacker mới lớn, đã hình thành nên một trào lưu mới: săn domain name.

Những kẻ săn domain name

Trong hơn một năm vừa qua, các chuyên gia bảo mật trên thế giới đã phát minh khá nhiều kỹ thuật tấn công mới, chủ yếu nhắm vào các ứng dụng web như SQL Injection, Cross Site Scripting, Session Hijacking (+)... Số người nắm vững những kỹ thuật này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên số người biết cách sử dụng chúng đủ để phá hoại thì hằng hà sa số.

Đa số các registrar (nơi cho phép đăng ký và quản lý domain name) như Enom, Godaddy, Stargateinc... đều chạy hệ điều hành Windows, ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho các ứng dụng web là ASP với cơ sở dữ liệu là Microsoft SQL server. Đây được xem là môi trường rất lý tưởng để nuôi... bug (từ dùng để chỉ lỗ hổng bảo mật). Thế là các registrar lại trở thành bãi chiến trường của các hacker và cũng là nơi để mưu cầu... sự nổi tiếng.

Lần lượt từ Stargateinc đến Enom, chuyển qua Godaddy, rồi đến registerfly.com, register.com, và gần đây nhất là OnlineNic.com đều trở thành nạn nhân của giới hacker VN. Đó là chưa kể hàng trăm registrar nhỏ khác được các hacker tấn công lẻ tẻ cho vui cũng như làm nơi để họ thực hành các kỹ thuật mới.

Cộng đồng Internet VN rơi vào tình trạng vô cùng hỗn loạn bởi vì domain name của các website cứ đội nón ra đi, đến nỗi unknown, biệt danh một webmaster khá nổi tiếng, đã đưa ra lời khuyên: "Nếu bạn đăng ký domain name cho website của mình, hãy giấu nó đi, đừng cho đám săn domain biết, bởi vì nếu chúng biết có nghĩa là bạn hãy vắt óc mà nghĩ ra một domain name đẹp khác và quên domain name cũ đi".

Nổi đình nổi đám trong các nhóm chuyên săn domain name có nhóm hacker tự xưng là Black Hat Ass. (BHA). Đứng đầu nhóm này là một hacker còn khá trẻ tuổi, biệt danh Huyremy, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Huyremy nổi danh trong giới hacker khi tấn công vào Enom và cướp lấy domain name của website ZideanArt.com, một website về đồ họa rất nổi tiếng và hoàn toàn miễn phí của giới designer VN. Lý do khá đơn giản: giới designer dám chê nhóm hacker của Huyremy (!?). Tiếp sau đó, lần lượt Diendantinhoc.com, Amthuc.com đều trở thành nạn nhân của Huyremy.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - thú tiêu khiển mới của hacker!

Gay an tuong khi gap doi tac

Số lượt xem: 533
Gửi lúc 11:04' 27/07/2009

Gây ấn tượng khi gặp đối tác

Bạn là người thường xuyên gặp gỡ các đối tác? Vậy bạn đã bao giờ nếm mùi thất bại? Nếu có hãy thử tìm hiểu xem mình còn thiếu sót điều gì nhé!



Bạn là người thường xuyên gặp gỡ các đối tác? Vậy bạn đã bao giờ nếm mùi thất bại? Nếu có hãy thử tìm hiểu xem mình còn thiếu sót điều gì nhé!

Là bộ mặt của công ty, bạn phải thể hiện thế nào để đối tác thấy được tác phong trong công việc của công ty mình. Nếu làm ẩu, bạn sẽ đánh mất tất cả những cố gắng của các nhân viên khác.

Để thiết lập được một mối quan hệ tốt trong làm ăn, trước tiên bạn phải biết cách gây ấn tượng với đối tác. Hãy học cách "bắt" đối tác phải nhớ tới mình ngay sau lần gặp đầu tiên.

Trước tiên, bạn nên nhớ, không chỉ chú ý gây ấn tượng khi gặp trực tiếp mà ngay cả khi giao tiếp qua e-mail, điện thoại, bạn cũng phải tìm cách ghi dấu ấn tốt với người bên kia.

Vậy thì hãy học nhanh một chút mẹo nhỏ để khỏi phải làm họ thất vọng.

1. Ăn mặc ấn tượng

Thật ra, ăn mặc ấn tượng luôn luôn có lợi ở mọi hoàn cảnh và điều đó càng có lợi hơn trong kinh doanh, giao tiếp làm ăn. Ấn tượng ở đây không có nghĩa là gây sốc. Bạn nên mặc làm sao để thể hiện sự nền nã, sang trọng, lịch sự nhưng vẫn toát lên được cá tính của mình. Điều quan trọng hơn cả là hãy diện một bộ đồ vừa vặn với mình, làm tôn lên vẻ đẹp cơ thể vì cái đẹp luôn gây ấn tượng tốt. Hơn nữa, khi bạn mặc đẹp, bạn chắc chắn được ghi thêm điểm ở sự tự tin.

Bạn cần chọn một bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn hẹn đối tác ở một bữa dạ tiệc, không nhất thiết cứ phải đóng bộ đồ văn phòng. Đừng quá cầu kỳ trong các chi tiết nhưng nên chú ý đến chất liệu vải và tuyệt đối không mặc đồ nhàu. Một bộ quần áo nhếch nhác khiến đối tác nghĩ công việc kinh doanh của bạn không tốt.

2. Nói năng rõ ràng

Không gì bực bội hay khó chịu hơn việc phải giao tiếp với một người mà không hiểu họ đang nói gì. Nói quá nhỏ, người đối diện phải căng tai ra và luôn luôn phải hỏi lại. Nói quá to thì tất nhiên là bất lịch sự. Cũng đừng nói quá nhanh hay quá ề à, gây ức chế cho người đang lắng nghe. Tóm lại, việc nói rõ ràng, dễ hiểu cũng không quá khó, chỉ cần bạn chú ý tập luyện một chút là được.

3. Thường xuyên sử dụng tên

Hãy dành ít phút để nghĩ xem gần đây bạn đã gặp những ai và ghi nhớ tên của họ. Chắc chắn bạn sẽ gây ngạc nhiên thích thú cho đối tác khi bạn gọi đúng tên họ giữa đám đông dù cả hai đã không liên lạc với nhau nhiều tháng rồi.

Nếu đối tác trùng tên với bạn thì chắc hẳn cuộc trao đổi công việc sẽ thân thiết hơn rất nhiều.

Hãy thường xuyên gọi tên của họ trong lúc nói chuyện, đồng thời tự xưng tên mình để tạo độ thân mật và "ghi" tên bạn vào bộ nhớ của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không nhớ rõ lắm thì chớ gọi bừa. Không gì tệ hơn là gọi nhầm tên người đối diện.

Nếu trí nhớ của bạn không tốt, sau mỗi buổi gặp gỡ, hãy ghi tên người bạn vừa gặp vào một cuốn sổ kèm theo những thông tin liên quan (chức vụ, tên công ty, tính cách, vóc dáng...) rồi thỉnh thoảng giở ra xem lại.

4. Hóm hỉnh, hài hước


Hài hước luôn gây ấn tượng nếu được sử dụng khôn ngoan và đúng lúc. Một chút hóm hỉnh sẽ thay đổi chút không khí trang trọng buổi giao tiếp ban đầu. Nếu đối tác đang gặp phải tình huống khó xử hoặc vừa gây ra việc gì không hay, bạn có thể vận dụng khả năng hài hước của mình để gỡ rối giúp họ, họ sẽ rất cảm ơn bạn đấy.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nói đùa. Luôn luôn cợt nhả khiến bạn đánh mất sự nghiêm túc cần thiết. Đùa quá đà còn gây khó xử cho người khác. Vì vậy, trước khi đưa ra một câu nói đùa, hãy suy nghĩ cho kỹ hậu quả của nó.

5. Biết lắng nghe

Nói ít và nghe người khác nói, đó là cách để bạn thu thập thông tin và tôn trọng người khác. Tỏ ý lắng nghe người khác bằng cách gật đầu, thỉnh thoảng nói những câu như "tôi hiểu", "vâng", "vậy à",... Bạn nên nhớ, ánh mắt vô cùng quan trọng. Nếu bạn thực hiện tất cả những hành động trên nhưng mắt lại nhìn đi chỗ khác thì sẽ gây hậu quả ngược, đối tác sẽ hiểu rằng bạn đang giả vờ lắng nghe thôi chứ thực ra bạn thấy câu chuyện của họ chán ngắt. Vì vậy, nếu bạn thực sự quan tâm đến họ, hãy chăm chú nhìn họ khi họ nói và thi thoảng có những câu bình luận thích hợp, thể hiện sự hiểu biết của mình.

6. Đặt người khác vào trung tâm của sự chú ý

Có lẽ điều quan trọng nhất khi muốn đánh dấu cho buổi "ra mắt" chính là tránh "lấn sân". Hãy đặt người khác vào trung tâm của sự chú ý. Sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải đó là đề cao mình hay coi trọng mình quá mức. Hãy tạm lánh mình sang một bên để tỏ ý tôn trọng đối tác.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Gây ấn tượng khi gặp đối tác

Giai phap CRM online so 1 the gioi SugarCRM - duoc Viet hoa

Số lượt xem: 341
Gửi lúc 13:05' 22/04/2011

Giải pháp CRM online số 1 thế giới SugarCRM - được Việt hóa

Sugar CRM là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tuyệt vời dành cho các công ty tầm cỡ vừa và nhỏ. Riêng đối với VN, giá của các giải pháp phần mềm luôn là vấn đề hàng đầu thì Sugar CRM thật sự là giải pháp tốt không chỉ đối với công ty tầm vừa và nhỏ mà còn thiết thực cho cà công ty lớn


CRM là chữ viết tắt của Customer Relationship Management. Phần mềm CRM (CRM Software) thật sự trở thành cần thiết khi các doanh nghiệp phát triển ở mức khá nhanh và kịp nhận ra khách hàng quen thuộc là nguồn lợi cơ bản của họ. Với trình SugarCRM, công ty của bạn thật sự có khả năng làm tốt câu thành ngữ "Khách hàng là thượng đế" với mức đầu tư thấp.

Trong những ứng dụng hỗ trợ kinh doanh, nhiều chương trình sẽ giúp công ty gần gũi hơn với khách hàng của mình và doanh nghiệp có thể nắm chắc được các thời cơ sẽ đến với mình hơn. Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là ứng dụng như SugarCRM trợ giúp các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn.

Ưu điểm:

  • Cho phép thay đổi giao diện, trường dữ liệu cho phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp.
  • Có khả năng kết nối, đồng bộ hóa dữ liệu với nhiều chương trình khác.
  • Giá rẻ, có phiên bản miễn phí.
  • Tích hợp với Word, Exel để đưa ra báo cáo.

Nhược điểm:

  • Tính năng đồng bộ giữa các máy trạm chỉ có ở phiên bản Enterprise.
  • Ít các mẫu báo cáo ở phiên bản ngoại trừ bản Enterprise.
Tại sao sử dụng SugarCRM? Hãy xem SugarCRM có thể làm được gì cho bạn?

- Quản lý toàn bộ thông tin khách hàng. Từ những thông tin cá nhân, sở thích khách hàng cho đến toàn bộ hoạt động liên quan khách hàng. Bạn cần biết khách hàng này đã giao dịch với cty bao nhiêu lần, nội dung của từng lần giao dịch là gì? Rồi bao nhiêu cuộc gọi, cuộc hẹn gặp với khách hàng trước đây, nội dung là gì? Bao nhiêu lá mail đã được gởi, nội dung như thế nào? Tất cả SugarCRM đều đáp ứng tốt.

- Tùy biến dữ liệu. Đây là tính năng tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm nổi tiếng SugarCRM của chúng tôi. Nếu bạn đã từng sử dụng qua một số phần mềm đóng gói về CRM thì bạn có thể nhận thấy: khi cần thay đổi số lượng thông tin (có thểm thêm hoặc bớt) trên một đối tượng dữ liệu nào đó (chẳng hạn bạn cần lưu thêm thông tin Mã số thuế cho đối tượng Khách hàng hay thêm thông tin Tuổi cho đối tượng Đầu mối (Leads) ) thì bạn không thể tự thay đổi hay thêm bớt mà BẠN PHẢI NHỜ TỚI ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI để họ làm chuyện này và dĩ nhiên, không ít thì nhiều bạn sẽ phải tốn thêm chi phí. SugarCRM thì hoàn toàn khác. Bạn có thể thêm bớt thông tin vào một đối tượng dữ liệu hay màn hình hiển thị dễ như trở bàn tay. Và điều quan trọng là bạn KHÔNG TỐN thêm một đồng chi phí nào.

- Chạy online trên nền Web. Lợi thế của việc chạy trên nền web rất rõ ràng: THAO TÁC BẤT KÌ ĐÂU, BẤT CỨ KHI NÀO CÓ THỂ. Nếu bạn đã từng sử dụng một số phần mềm CRM truyền thống thì ngoài bản cài đặt trên máy chủ bạn sẽ còn phải có bản cài đặt trên từng máy client thì mới có thể sử dụng phần mềm. Và nếu bạn đi công tác thì bạn sẽ không thể thao tác trên phần mềm của mình được. Rất là bất tiện. Với SugarCRM, mọi thứ chỉ đơn giản là 1 máy tính có trình duyệt web (Firefox, IE, Mozila, Opera...)

- Quản lý hiệu quả chiến dịch quảng cáo, marketing. Ngoài các chức năng quản lý khách hàng, SugarCRM còn cung cấp một chức năng gởi email hàng loạt cực kì hiệu quả. Với các phần mềm gởi email thông thường, bạn sẽ không thể biết được email nào được đọc bởi người dùng. Vì thế, hiệu quả thực sự của chiến dịch quảng báo bạn sẽ không thể biết chính xác. Với SugarCRM, kết quả gởi email sẽ được thống kế chi tiết: bao nhiêu email gởi, bao nhiêu email bị lỗi hay bị chặn, bao nhiêu emails ĐƯỢC ĐỌC. Nếu bạn cứ gởi mail mà không biết rằng những email đó hoàn toàn không được đọc bởi người nhận như bạn muốn thì coi như hiệu quả = 0. SugarCRM đã làm rất tốt trong vấn đề này.

- Bảo mật, phân quyền. Đối với một hệ thống phần mềm bất kì nhất là với các phần mềm quản lý được sử dụng trong doanh nghiệp thì vấn đề phân quyền, bảo mật là một vấn đề hết sức quan trọng. SugarCRM đáp ứng tốt cho vấn đề phân quyền người dùng (chi tiết tới mức thao tác: Thêm, xóa, sửa, xem 1 đối tượng dữ liệu) và bảo mật hệ thống (mỗi user muốn login vào hệ thống đều phải có username và password được cấp thì mới có thể đăng nhập)

- Không kén chọn môi trường, hệ điều hành. Bạn có thể cài SugarCRM lên một server Window hoặc 1 server Linux là tùy bạn. Bạn có thể sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL hay SQL server cho SugarCRM là tùy bạn. Thậm chí bạn có thể sử dụng cả Ocracle cho SugarCRM của mình.

- Khả năng mở rộng cao. SugarCRM được thiết kế theo mô hình modules riêng rẽ và độc lập. Khi hệ thống cần mở rộng tính năng thì bạn cứ việc mở rộng mà không phải lo lắng tới các phần hiện có.

Một số thông tin thêm về SugarCRM:

- Ra đời vào năm 2004, do công ty cùng tên tại Mỹ phát triển

- Có hơn 70,000 công ty trên thế giới ở trên 70 quốc gia sử dụng SugarCRM

- Người sử dung: 1,000,000+ là số người dùng SugarCRM trên toàn thế giới

- Số phân hệ mở rộng: 1000+ là con số phân hệ mở rộng tính năng cho SugarCRM

- Ngôn ngữ hổ trợ: 50+ ngôn ngữ trên thế giới

- Số lượt tải về: hơn 7,2 triệu lượt tải về (tính đến tháng 6/2010)

- Giải thưởng đẳng cấp thế giới trao cho SugarCRM http://www.sugarcrm.com/crm/about/ab...rm.html#awards


CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ:
- Chúng tôi Việt hóa SugarCRM để bạn có thể sử dụng dễ dàng
- Tích hợp SugarCRM lên website của bạn hoặc cài đặt thành hệ thống trong mạng LAN
- Đào tạo sử dụng SugarCRM
- Đào tạo kỹ năng phát triển khách hàng với SugarCRM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

CÔNG TY CỔ PHẦN TÍCH HỢP DỊCH VỤ SỐ

Đơn vị tư vấn và triển khai giải pháp kinh doanh trực tuyến - SEO - Digital marketing chuyên nghiệp

Địa chỉ: D6, ngõ 61/23 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: + 84 62950 929

Hotline: + 84 919321885

Email: info@dichvuso.vn

-


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Giải pháp CRM online số 1 thế giới SugarCRM - được Việt hóa

Co ban ve Search Marketing

Số lượt xem: 136
Gửi lúc 11:09' 29/12/2010

Cơ bản về Search Marketing

Bạn đang có 1 website, bây giờ bạn phải làm gì tiếp theo? Dù bạn đang cố gắng thu hút khách hàng địa phương đến với cửa hàng của mình, hay đang khuếch trương khả năng vận chuyển hàng hóa tới bất kỳ nơi đâu, thì search marketing (còn được biết đến như 1 dạng quảng cáo tìm kiếm) là công cụ quan trọng cho việc tiếp cận với những người xem trực tuyến.

Khi bạn đặt 1 quảng cáo có kèm theo search engine, quảng cáo đó sẽ xuất hiện trên trang kết quả, và các khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy khi họ tìm kiếm bằng cụm từ mà bạn đã chọn làm từ khóa cho website. Nếu bạn lựa chọn từ khóa kỹ lưỡng, khách hàng sẽ thấy ngay quảng cáo của bạn trong khi tìm loại hàng bạn cung cấp.

Trên thực tế, 3 "ông lớn" về search engine (Google, Yahoo!, và MSN) hiện cho phép bạn lựa chọn ai sẽ xem quảng cáo của bạn theo vị trí địa lý (hướng địa lý), hoặc theo độ tuổi và giới tính (hướng nhân khẩu học). Điều này giúp bạn định hướng quảng cáo tới đúng đối tượng khách hàng yêu thích, do đó làm tăng hiệu quả của quảng cáo. Hơn tất cả, bạn có thể theo dõi mức độ ứng dụng của mỗi từ khóa, từ đó có thể thấy rõ hiệu quả đầu tư, và tạo ra những bước ngoặt khi cần thiết. Vì vậy, nếu bạn đã từng nghe rằng quảng cáo tìm kiếm quá đắt cho các doanh nghiệp nhỏ, thì đã đến lúc nên xem xét lại.

Vậy làm thế nào để thiết lập chiến dịch quảng cáo tìm kiếm? Bạn hãy theo các bước sau:

1. Lựa chọn từ khóa

Bí quyết là bạn phải tìm hiểu những từ, cụm từ mọi người thường hay gõ vào ô tìm kiếm khi họ muốn tìm sản phẩm mà bạn cung cấp. Một số công cụ tìm kiếm cho phép hiển thị các thông tin trực tuyến nhằm giúp cho những người quảng cáo có thể bắt đầu dễ dàng. Để lựa chọn từ khóa:

Xác định hướng nhân khẩu học cho sản phẩm của bạn. Khách hàng chủ yếu là nữ, trong độ tuổi 30 đến 40? Các nam sinh? Hay các bé sơ sinh tại địa phương?

Đặt mình vào vị thế khách hàng và nghĩ đến mọi biến thể của mọi từ khóa mà họ có thể nghĩ tới khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ giống của bạn. Hãy hỏi bạn bè, người thân… Họ có thể giúp bạn.

Cân nhắc việc đầu tư vào các công cụ tìm kiếm từ khóa. Có nhiều phần mềm cho phép tìm các biến thể của từ khóa, cũng như khẳng định được từ khóa bạn đã chọn được tìm kiếm bởi người dùng. Với rất nhiều lựa chọn, bạn có thể sử dụng một trong số đó như Wordtracker, Keyword Discovery, và Keyword Elite.

2. Dựa vào sức mạnh của 3 "ông lớn" về search engines

Mỗi khi lựa chọn từ khóa, bạn hãy chắc chắn rằng chúng đều đã được giới thiệu trên Google, Yahoo!, và MSN. Những search engine này cho phép người quảng cáo tận dụng ưu thế của một số kỹ thuật tiên tiến để có thể cạnh tranh được với ngay cả các "đại gia" trong cùng lĩnh vực, đồng thời thu được tối đa lợi nhuận từ quảng cáo. Một vài kỹ thuật tham khảo:

Chia các từ khóa thành 2 phần: 1 phần dành cho khách hàng - những người đang trong giai đoạn tìm hiểu mua hàng, và phần kia dành cho những người đã sẵn sàng mua. Từ khóa cho giai đoạn tìm hiểu, chẳng hạn như "apple ipod" và "apple ipod reviews" rất tốt cho các chiến dịch khẳng định thương hiệu. Từ khóa cho giai đoạn mua hàng như "buy apple ipod," "purchase apple ipod," và "apple ipod sale" có thể giúp bạn kiểm soát và cải thiện tình hình tái đầu tư, triển khai các chiến dịch đấu giá rầm rộ.

Chia thành 2 loại cho phép bạn khởi tạo các chiến dịch có định hướng một cách kỹ lưỡng, bởi bạn đã quen thuộc với loại hình quảng cáo tìm kiếm và bắt đầu kết hợp mọi chiến lược giống như việc chia ngày (chia 1 ngày thành nhiều phần và thay đổi chiến dịch quảng cáo theo những phần thể hiện tốt nhất của mỗi giai đoạn trong ngày).

Hãy chắc chắn rằng mỗi nhóm quảng cáo đều được phân chia thành các bộ từ khóa tương tự nhau. Ví dụ:

SET 1: ipod nano ipod nano 4gb, ipod nano 2gb
SET 2: ipod shuffle ipod shuffle 4gb ipod shuffle 2gb

Điều này cho phép bạn tạo ra những dòng quảng cáo gắn liền với những từ khóa đó. Hơn nữa, các thuật toán đánh giá và ghi điểm cũng ưu tiên các quảng cáo được tạo ra theo cách này. Với những lý do đó, kỹ thuật này có thể làm tăng khả năng các khách hàng sẽ kích chọn quảng cáo của bạn (tỷ lệ click-through), đồng thời tăng điểm chất lượng tổng thể, khi đó có thể chuyển tới vị trí nổi bật hơn với chi phí thấp hơn.

Tận dụng lợi thế của các công nghệ kết hợp tiên tiến (Google và MSN - Mức độ rộng, chính xác; Yahoo! - chuẩn, tiên tiến). Các công nghệ kết hợp này cho phép bạn xác định khi muốn kết hợp cụm từ tìm kiếm với các từ khóa một cách chính xác, từ đó mang đến lượng traffic chất lượng hơn. Google và MSN cho bạn 3 tùy chọn đối với mỗi từ khóa, kiểm tra và xem từ nào mang đến cho bạn sự tái đầu tư tốt nhất, dù mức độ cạnh tranh cho mỗi từ của mỗi loại kỹ thuật đều có sự khác nhau.

Sử dụng tính năng hướng địa lý để xác định khách hàng tại một vùng địa lý cụ thể. Và cũng chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn được liệt kê trên các danh sách vùng trực tuyến miễn phí, chẳng hạn như Yahoo! Local và Google Maps. Bản đồ trực tuyến và danh sách vùng đang ngày càng trở nên phổ biến, và có thể truy cập được từ các thiết bị cầm tay như điện thoại di động và PDA. Từ tài khoản Google AdWords của mình, bạn có thể vào Google Maps

Đăng ký vào Google Analytics – phần mềm miễn phí. Nó giúp bạn giám sát được chi tiết lưu lượng truy cập, ngay cả khi bạn lấy dữ liệu tái đầu tư từ các nguồn marketing khác nhau (chẳng hạn như Yahoo! Search Marketing) hoặc các kết quả tìm kiếm.

Bạn đừng e ngại việc thử nghiệm các từ khóa và hướng tiếp cận khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, cũng như thực hiện tái đầu tư tốt hơn.

(Nguồn: Yahoo! Small Business)


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Cơ bản về Search Marketing

Catalogue truc tuyen

Số lượt xem: 770
Gửi lúc 23:30' 30/07/2009

Catalogue trực tuyến

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng đều có một loại cataloge nào đó để phục vụ cho web site của mình. Một catalogue server là một phần mềm có thể liệt kê nhiều sản phẩm khác nhau và giúp khách hàng có thể xem qua các sản phẩm này. Loại catalogue được dùng tuỳ thuộc vào quy mô của công ty và số lượng mặt hàng cần bán. Khi khách hàng lần đầu tiên tuy cập web site www.amazon.com, thì họ có thể tìm thấy các sản phẩm theo từ khoá. Ví dụ: nếu bạn muốn tìm một quyển sách hướng dẫn nấu các món ăn của Ý thì bạn có thể nhập vào phần tìm kiếm (search) sản phẩm từ "sách nấu ăn Ý" và xem kết quả. Nhưng cũng lưu ý rằng việc tìm kiếm có thể hạn chế ở một số sản phẩm, chẳng hạn như sách, thay vì tìm kiếm tất cả các sản phẩm. Điều này giúp web site không đưa ra những món hàng mà bạn không thích.

Khi khách hàng nhập vào tìm kiếm thì công cụ tìm kiếm sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu các mặt hàng và đưa ra những mặt hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, kèm theo các liên kết dẫn đến một số kết quả tìm kiếm khác. Còn khi có thêm một sản phẩm mới, trước tiên nó sẽ nhập sản phẩm đó vào cơ sở dữ liệu của catalogue. Và khi các món hàng được nhập vào cơ sở dữ liệu thì các từ khoá cũng được nhập vào. Các từ này được sử dụng khi khách hàng bắt đầu một cuộc tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm không chỉ giới hạn ở việc tìm các từ khoá, nó còn có thể tìm các tiêu đề và tên tác giả. Các món hàng thường được xếp vào nhiều loại. Ví dụ như: khi bạn tìm kiếm quyển sách có tựa đề "Hướng dẫn nấu những món ăn chay Ý", quyển sách này cũng sẽ xuất hiện khi bạn tìm những quyển sách hướng dẫn nấu các món ăn chay.

Vì vậy có thể thấy rằng: một website của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử phải liệt kê tất cả các mặt hàng mà họ có. Cần phải có một catalogue sản phẩm để cho phép khách hàng tìm kiếm các mặt hàng, trừ khi số lượng mặt hàng quá ít. Catalogue nên có một cơ sở dữ liệu để khách hàng có thể tìm kiếm và catalogue phải cho phép khách hàng thực hiện việc tìm kiếm theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: nếu bạn muốn mua một chiếc áo sơ mi màu xanh thì sẽ rất hữu ích nếu bạn vừa có thể tìm kiếm theo màu sắc vừa có thể tìm kiếm theo kiểu dáng. Một tính năng khác đang được mong đợi ở catalogue là khả năng giới thiệu các mặt hàng khác với khách hàng dựa trên sự lựa chọn đầu tiên của khách. Ví dụ: trong giỏ mua hàng cho thấy khách hàng đã chọn mua một chiếc áo sơ-mi. Và ở bên phải màn hình sẽ xuất hiện những mặt hàng khác mà khách hàng có thể quan tâm.

Một doanh nghiệp có thể tự viết phần mềm catalogue cho mình hoặc sử dụng một công ty khác để cung cấp dịch vụ catalogue cho website của mình. Khi mua phần mềm catalogue, hãy lưu ý tìm một giao diện dễ sử dụng, cho phép bạn có thể thay đổi các mặt hàng, giá cả, sự mô tả sản phẩm và hình ảnh. Hãy tìm một cơ sở dữ liệu có thể chứa các ảnh trực tuyến của mỗi sản phẩm, cũng như các tiện ích tìm kiếm giúp cho việc tìm kiếm của khách hàng trở nên dễ dàng hơn.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Catalogue trực tuyến

Nhung "phu ho" ten mien Internet

Số lượt xem: 310
Gửi lúc 14:30' 02/02/2010

Những "phú hộ" tên miền Internet

Kevin Ham được coi là nhân vật có vai vế nhất trong lĩnh vực kinh doanh domain khi nắm trong tay số địa chỉ web có tổng trị giá 300 triệu USD. Với những người như Ham, sở hữu tên miền, nghĩa là kiểm soát một phần mạng Internet.

Mỗi khi mua một tên miền, Ham, 37 tuổi gốc Hàn và hiện sống tại Vancouver (Canada), luôn tự hỏi liệu đó có phải là địa chỉ dễ nhớ mà mọi người sẽ trực tiếp gõ trên thanh công cụ trình duyệt thay vì nhờ cậy đến công cụ tìm kiếm? Nên chọn từ khóa ở dạng số nhiều hay số ít? Có nhiều người gõ nhầm từ đó không?

Ảnh:
Kevin Ham. Ảnh: CNN.

Ham tốt nghiệp Đại học y British Columbia năm 1998 và hai năm sau trở thành trưởng khoa nội ở một bệnh viện London (Anh). Vị trí đó giúp anh không phải tất bật với các khoa cấp cứu và có thời gian truy cập Internet cũng như học cách tạo website.

Thông tin web hosting khi ấy còn rải rác và Ham quyết định lập danh mục các nhà cung cấp qua trang Hostglobal.com. Chỉ 6 tháng sau, anh thu về 10.000 USD/tháng nhờ quảng cáo - bước khởi đầu đầy thuyết phục để anh từ bỏ nghề y, quay lại Canada và chuyển sang kinh doanh tên miền.

Ham luôn tỏ ra quyết đoán, như sẵn sàng chi 10.000 USD để mua Weddingcatering.com. Và dù Greeting.com không hấp dẫn bằng domain số nhiều Greetings.com, anh vẫn mua nó với giá 350.000 USD. Kho tên miền của Ham còn có God.com và Satan.com vì anh là người mộ đạo.

Ham cũng tính trước những từ mà người sử dụng hay gõ sai, chẳng hạn .cm thay vì .com, và mua ngay những biến thể đó. Đây là sự đầu tư khôn ngoan vì .cm là mã quốc gia của Cameroon và gần như chưa có địa chỉ .cm nào được đăng ký, tương tự với .om (Oman), .ne (Niger) hay .et (Ethiopia).

Ham vẫn mua 30 - 100 tên miền mỗi ngày, nhưng giá cả ngày một đắt đỏ, chẳng hạn Fruitgiftbaskets.com là 26.250 USD còn Hoteldeals.com lên tới 171.250 USD. Không ít người cho rằng anh "quẫn trí" mới bỏ ra những khoản tiền lớn rồi lại bắt đầu góp nhặt từng xu từ quảng cáo.

Nhưng Ham nhìn xa hơn thế. "Sở hữu tên miền, nghĩa là bạn đang kiểm soát một phần mạng Internet".

Không chỉ có Ham, còn rất nhiều người đang kiếm bộn tiền nhờ đầu tư mua "đất" trên Internet. Garry Chernoff mua Netincome.com năm 1995. Bốn năm sau, ông bỏ nghề thợ điện để tập trung kinh doanh domain và giờ ông sống trên mảnh đất rộng 4 ha tại British Columbia (Canada).

Ảnh
Garry Chernoff và Scott Day. Ảnh: CNN.

Từ một nông dân trồng dưa hấu ở Waurika, Oklahoma (Mỹ), Scott Day khám phá sức hút mạnh mẽ của Internet vào năm 1997 khi ông mua Watermelons.com với giá 3.000 USD. Hiện nay, ông sở hữu một trong những danh mục tên miền đáng ngưỡng mộ nhất thế giới.

Trong khi đó, Craig Lovik bắt đầu phát hiện "mỏ vàng" từ việc gõ nhầm tên miền từ năm 1998. Ông đang sở hữu hơn 200.000 domain khác nhau, trong đó có những địa chỉ bị viết sai chính tả như Peircings.com (piercings) hay Pheonix.com (phoenix)

Mạo hiểm nhưng chóng giàu

Công ty hiện nắm giữ nhiều tên miền nhất là NameMedia ở Massachusetts (Mỹ) với 725.000 domain, trong khi Dark Blue Sea Limited (Australia) đứng thứ hai với 550.000 tên. Hai công ty này đang chiếm tổng cộng hơn 1% số domain trên toàn thế giới.

Dan Warner, Giám đốc chiến lược của Dark Blue Sea, cho biết khoảng hai năm trước đây, chỉ có 18 - 19 công ty sở hữu hơn 10.000 tên miền, còn giờ con số đó đã là trên 50.

Đầu tư cho tên miền là điều hợp lý bởi công việc kinh doanh hiện nay xoay quanh địa chỉ website mà mỗi công ty đã lựa chọn. Một nhân tố khác thúc đẩy xu hướng này là tính hiệu quả của chiến lược quảng cáo CPC do Yahoo và Google khởi xướng. Tên miền hấp dẫn sẽ gây chú ý của người tiêu dùng, từ đó tăng số lượt click và mang lại lợi nhuận cho chủ nhân website.

Một số người nghĩ website thiếu nội dung phong phú sẽ không thể hút khách, nhưng các nhà đầu tư đã biết tận dụng kiểu tìm kiếm tự nhiên. Nghĩa là, người sử dụng tin rằng họ sẽ tìm được nội dung liên quan nếu gõ một tên miền nghe có vẻ "hiển nhiên", chẳng hạn shark.com ắt sẽ chứa thông tin về cá mập.

"Nhiều người than rằng mua được một tên miền hay rất khó, nhưng cơ hội vẫn còn rất nhiều. Chỉ cần bạn có một chút sáng tạo. Mỗi ngày, chúng tôi vẫn đăng ký thêm 5 - 10 domain liên quan đến những lĩnh vực mà mọi người cho là không quan trọng, nhưng sau đó lại trở nên ăn khách", Warner cho hay.

5 vụ mua bán tên miền đình đám nhất 2006:

1. Diamond.com, 7,5 triệu USD: Hãng kinh doanh đồ trang sức trực tuyến Ice.com mua lại từ công ty Odimo.

2. Vodka.com, 3 triệu USD: Hiện nằm trong tay doanh nhân tỷ phú Roustam Tariko.

3. Cameras.com, 1,5 triệu USD: Được bán cho Sig Solares trong một cuộc đấu giá tên miền trực tuyến.

4. NAV.no, 717.978 USD: Chính phủ Na Uy mua tên miền này để xây dựng website về phúc lợi xã hội.

5. On.com, 635.000 USD: Tên miền này được dùng để chuyển hướng (redirect) đến một trang web cá nhân.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Những "phú hộ" tên miền Internet

Thiet ke website sieu toc, giai phap hoan hao, tiet kiem chi phi.

Số lượt xem: 691
Gửi lúc 23:59' 28/10/2010

Thiết kế website siêu tốc, giải pháp hoàn hảo, tiết kiệm chi phí.

Để có một website bạn thường thuê một đơn vị hoặc cá nhân thực hiện website, bạn phải chờ bên thiết kế website thiết kế Demo, chính sửa, lên cấu trúc hệ thống, chờ họ làm Demo chạy thử nghiệm rồi lại sửa lại những phần lỗi... Quá trình này tốn quá nhiều thời gian và có khi không thể hoàn thiện được website.

Chi phí thiết kế website thường tốn do việc hợp đồng website kéo dài và bạn cũng mất nhiều cơ hội kinh doanh.
Đối với việc kinh doanh trên internet thì việc quan trọng nhất là:
- Tính ổn định của website
- Đa dạng của thông tin
- Dễ dàng quản trị

Bạn không cần một website có quá nhiều chức năng, tự phát triển theo ý thích của bạn trong khi bạn chưa làm kinh doanh trực tuyến bao giờ.

Để giải quyết thời gian làm việc của bạn và thời gian của bạn. Hãy sử dụng dịch vụ " website Hoàn hảo" của DSi.
Chỉ mất 03 thao tác là bạn đã có được 01 website hoàn thiện đáp ứng việc kinh doanh tốt.
- Chọn giao diện website phù hợp với ngành nghề kinh doanh
- Thiết kế chỉnh sửa lại banner, màu sắc, hình ảnh đề phù hợp với ngành nghề
- Up lên internet để kinh doanh
Bạn chỉ mất thời gian làm việc trực tiếp với thiết kế để chỉnh sửa theo đúng ý thích của mình.

Giải pháp 3 trong 1:
- Chỉ thanh toán khi website hoàn thiện
- Được cung cấp Domain, hosting và dịch vụ hỗ trợ tại cùng 1 công ty
- Sở hữu một hệ thống hoạt động ổn định, chức năng đầy đủ không phải chỉnh sửa hoặc phải kiểm tra chức năng.

HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VÁN TRỰC TIẾP VÀ SỬA WEBSITE TRỰC TIẾP VỚI THIẾT KẾ.

HỆ THỐNG TRỌN GÓI BAO GỒM: DOMAIN, HOSTING VÀ WEBSITE CHỈ TỪ 2.500.000 vnd

Truy cập website www.dichvuso.vn/giaodien để xem các giao diện có sẵn theo ngành nghề

LIÊN HỆ TƯ VẤN: 0919321885 anh Hoàng

Địa chỉ công ty: Số 71A, ngõ 98, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 6 2950 929 - 04 6 6 636935
Email: hoangvm@dichvuso.vn


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Thiết kế website siêu tốc, giải pháp hoàn hảo, tiết kiệm chi phí.

Nokia dan dau thi truong smartphone

Số lượt xem: 141
Gửi lúc 09:02' 12/05/2010

Nokia dẫn đầu thị trường smartphone

Các nhà phân tích công nghiệp công nghệ cao của hãng nghiên cứu Canalys đã công bố bản báo cáo mới nhất về thị trường smartphone trong quý đầu tiên của năm 2010. Trong đó, lượng xuất xưởng tăng gần 67%, lên con số 55 triệu đơn vị trên toàn cầu và Nokia dẫn đầu phân khúc màu mỡ này.

Các nhà sản xuất lớn đều có lượng bán lẻ smartphone tăng trong quý 1/2010 so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ nhất là Nokia chiếm 38,5% thị phần, tiếp theo là RIM 19,2% thị phần. Cả hai hãng này đều có mức tăng trưởng trung bình 56-45%.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng điển hình nhất phải kể đến 3 hãng HTC, Motorola và Apple với tốc độ khá cao, đều trên 100%. Tốc độ tăng trưởng của Motorola được cải thiện đáng kể nhất với 137% (2,6 triệu chiếc so với 1,1 triệu trong quý 1/2009) trong khi đó RIM chỉ tăng có 45% (10,6 triệu sản phẩm so với 7,3 triệu của cùng kỳ năm ngoái). Apple tăng 130% và hiện chiếm 15,5% thị phần smartphone.


Ảnh minh họa

Phần thứ hai của bản báo cáo này cho biết, gần 60% tổng số smartphone bán ra trong 3 tháng đầu năm nay tập trung vào dòng điện thoại màn hình cảm ứng. Điện thoại màn hình cảm ứng chiếm 59,1% trong khi 27% có bàn phím QWERTY. Thị phần của các thiết bị được trang bị bộ phím 12 phím bấm giảm mạnh từ 37,2% xuống còn 13,5%.

Ảnh minh họa


Quý này cũng là lần đầu tiên điện thoại màn hình cảm ứng chiếm hơn 50% lượng smartphone xuất xưởng của Nokia. Trước đây, tỷ lệ này được chiếm ưu thế bởi các điện thoại dạng thanh và có bàn phím 12 phím bấm.



Xem tiếp
Tác giả: Hà Bùi
Nguồn tin: (theo Cnet)

Bản gốc: Thiết kế website - Nokia dẫn đầu thị trường smartphone

Tai khoan thuong mai va nhung dieu can luu y khi ban hang tren mang

Số lượt xem: 422
Gửi lúc 14:40' 30/07/2009

Tài khoản thương mại và những điều cần lưu ý khi bán hàng trên mạng

Cho dù công ty của bạn kinh doanh bất cứ thứ gì, quy mô lớn hay nhỏ, nhưng nếu đã là bán hàng qua mạng thì đều phải cần có khả năng chấp nhận thanh toán từ khách hàng. Có rất nhiều các cách thanh tóan khác nhau qua mạng, những một trong những cách phổ biến nhất là chấp nhận thẻ tín dụng. Để làm được điều này, bạn nhất thiết cần một tài khoản thương mại.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có tổ chức cung cấp dịch vụ tài khoản thương mại cho thanh toán trực tuyến vì chưa có có yếu tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như chế tài pháp lý. Tuy nhiên, nếu định hướng bán hàng ra nước ngoài, việc thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoàn toàn có thể được nếu site sử dụng dịch vụ tài khoản thương mại của một ngân hàng hay tổ chức tài chính quốc tế.

Thiết lập tài khoản

Tài khoản thương mại (merchant account) là những tài khoản chấp nhận và lưu giữ các khoản tiền giao dịch bằng thẻ tín dụng. Những tài khoản này được mở thông qua các nhà cung cấp dịch vụ thương mại (MSP) như là các ngân hàng hay qua các tổ chức dịch vụ độc lập (ISO). Các ngân hàng nhìn chung được coi là an toàn và đáng tin cậy hơn, nhưng họ lựa chọn rất cẩn thận những khách hàng được mở tài khoản thương mại. ISO thì linh hoạt hơn, nhưng do vậy rủi ro cũng cao hơn cho cả công ty của bạn lẫn chính bản thân họ. Hơn nữa, vì tính rủi ro cao mà các ISO phải gánh chịu nên các mức phí dịch vụ của họ cũng cao hơn các ngân hàng.

Một tài khoản thương mại để kinh doanh trên mạng cũng tương tự như một tài khoản để đặt hàng qua thư, nguy cơ rủi ro là ở chỗ bạn không cầm được thẻ tín dụng thực sự của khách hàng để xác minh kỹ lưỡng. Trước đây, các ngân hàng thường chỉ miễn cưỡng mở tài khoản thương mại cho các khách hàng sau ít nhất là hai năm, với hàng loạt các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các ngân hàng thậm chí còn chấp nhận cho các nhà kinh doanh mới mở tài khoản thương mại, nếu họ biết rõ lai lịch khách hàng. Nếu bạn đã không tham gia kinh doanh trong 2 năm, hãy liên hệ với ngân hàng nơi bạn có tài khoản tiết kiệm hay cầm cố, để hỏi xem liệu họ có cấp cho bạn tài khoản thương mại không. Còn nếu bạn đang kinh doanh tốt trong 2 năm qua, hãy đến một ngân hàng thương mai có uy tín để đăng ký tài khoản. Không nên liên hệ với ISO nếu các ngân hàng chưa từ chối bạn, bởi vì mức phí ở đây cao hơn và sự an toàn của tài khoản thấp hơn.

Khi đăng ký một tài khoản thương mại, bạn cũng nên ước tính cho ngân hàng biết quy mô, số lượng giao dịch trung bình một tháng qua tài khoản này. Con số ước tính nên ở mức vừa phải. Có thể các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn đặt trước một khoản tiền (có thể tương đương với tổng số giao dịch dự tính trong 1 tháng) để tránh gian lận. Do vậy nếu bạn phóng đại số giao dịch, bạn có thể phải đặt cược khá nhiều. Nên dự tính một con số vừa phải trong 1, 2 tháng đầu. Nếu lượng giao dịch của bạn luôn vượt quá mức này trong 6 tháng, thì ngân hàng sẽ phải thoả thuận lại với bạn để tăng phần đặt cọc. Tuy nhiên, lúc đó bạn đã có tài khoản của mình và công việc kinh doanh đã phát triển tốt, bạn sẽ không lo lắng gì về khoản đặt cọc.

Mẫu đặt hàng (order form) trên website

Ngoài việc tìm kiếm một tài khoản thương mại để chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng, các nhà bán lẻ trên mạng cũng cần có mẫu đặt hàng trên site của mình.

Các chi tiết cần lưu ý:

Mẫu này có thể là dạng HTML, và sử dụng tập lệnh CGI (được viết bằng một ngôn ngữ lập trình như ASP/ASP.NET, ColdFusion, PERL, Java, PHP, ...). Tốt nhất là mẫu đặt hàng này được mã hóa bằng SSL (Secure Sockets Layer), và công ty mà bạn thuê máy chủ sẽ giúp bạn mã hóa bằng SLL với chi phí khá rẻ.

Ban cũng cần đến sự chứng thực từ một tổ chức, chẳng hạn như Very Sign. Chi phí cho việc này vào khoảng 350 USD (ở Mỹ).

Ngoài ra, bạn cũng cần có phần mềm xử lý quá trình thanh toán để điều khiển các giao dịch giữa bạn và ngân hàng. Phần mềm này giống như một dịch vụ hơn là một sản phẩm. Bạn có thể mua hẳn hoặc thuê phần mềm theo tháng với phí trung bình là 20 - 30USD. Hiện có nhiều công ty cũng đang áp dụng theo cách này, tiêu biểu là Authorize.netCybercash.

Hoạt động của tài khoản ra sao?

Một khi mối quan hệ với các nhà cung cấp tài khoản thương mại hay các tổ chức tài chính được xác lập, nhà cung cấp hàng ngày sẽ chuyển một phần doanh số thu bằng thẻ tín dụng vào tài khoản của nhà kinh doanh, sau khi trừ đi các khoản phí cố định. Một vài công ty tài chính cũng thực hiện cả các dịch vụ thương mại, hoặc là tự làm hoặc liên kết với một bên thứ ba. Đó là các dịch vụ như chăm sóc khách hàng, lập hóa đơn, cấp phép, dịch vụ báo cáo thông tin và thanh toán... Các công ty thứ ba thường cung cấp các loại dịch vụ thương mại này gồm: First Data Corp., Global Payment Systems và Nova Information Systems.

Lựa chọn chương trình xử lý chấp thuận

Các nhà bán lẻ trên mạng cần ước tính trước số lượng giao dịch có thể có trên website của mình để lựa chọn phương pháp thích hợp. Có 2 loại xử lý chấp thuận : xử lý theo khối (batching) và xử lý tức thời (real-time). Batching thường được thực hiện offline, và là phương pháp được các cửa hàng nhỏ ưa chuộng. Khi các đơn đặt hàng được gửi đến qua điện thoại, fax, hay qua mạng, chúng sẽ được xử lý thủ công. Kiểu xử lý này thường được thực hiện bằng một vài biện pháp như thông qua một thiết bị cuối hay sử dụng phần mềm xử lý và chấp thuận dựa trên máy tính.

Hiện nay, khi nạn gian lận thanh toán đang là vấn đề nan giải của thương mại điện tử, các chuyên gia khuyên các DN vừa và nhỏ nên giám sát kỹ việc xử lý theo khối (batching) quá trình thanh toán, từng bước chống lại nạn gian lận, trước khi phải cần đến phương pháp xử lý tức thời (real-time).

Ngược lại với batching, việc xử lý real-time sẽ xác nhận một giao dịch mua bán bằng thẻ tín dụng được chấp nhận hay từ chối ngay tức thời. Một vài công ty trên mạng đã sử dụng phương pháp này để tiết kiệm thời gian và chi phí thông qua việc tự động hóa quá trình xử lý. Nhưng nhiều website, đặc biệt là của các công ty nhỏ, không cần đến sự chấp thuận real-time cũng như khoản phí phải bỏ ra để sử dụng nó.

Nhìn chung, bạn chỉ nên đầu tư vào giải pháp này khi mà công ty của bạn đã có một danh mục lớn hàng trong kho hoặc cung cấp các sản phẩm điện tử (như download nội dung hay phần mềm). Giải pháp này có vẻ không phức tạp, nhưng nó đòi hỏi sự giám sát liên tục, bởi bất cứ một thời gian chết nào trong quá trình xử lý thanh toán cũng là lúc bạn không thể chấp nhận các đơn hàng. Thông thường, một khách hàng sẽ không thể biết được việc thanh toán của họ có được xử lý tức thời hay không. Cho nên khi bạn báo cho khách hàng số đơn hàng trên trang web cám ơn, họ sẽ nghĩ rằng đơn hàng của họ đã được xử lý. Trong khi đó, bạn chỉ có đầy đủ quyền để "bắt đầu" việc kiểm tra giới hạn tin cậy/gian lận từ thời điểm này. Khách hàng sẽ chỉ có được sản phẩm của bạn khi quá trình kiểm tra thanh toán đã xong.


Các chi phí cho tài khoản thương mại

Các công ty nên tính toán xem các chi phí này có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng hay không. Các loại phí phổ biến bao gồm:

  • Tỷ lệ chiết khấu: phần trăm số doanh thu từ thẻ tín dụng mà các công ty tài chính, các ngân hàng trích lại của các nhà buôn trong quá trình xử lý các giao dịch. Tỷ lệ này phụ thuộc vào quy mô đặt hàng bình quân mà bạn báo với ngân hàng. Quy mô đặt hàng lớn thường có tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn. Thường là khoảng 2 - 3%.
  • Phí trao đổi: Mức phí mà ngân hàng bên thu tiền trả cho ngân hàng của bên trả tiền cho mỗi giao dịch bằng thẻ tín dụng. Phí giao dịch này có thể dao động trong từ 25 cent đến 70 cent cho mỗi lần thanh toán. Tuy nhiên, loại phí này có thể là một gánh nặng đối với các cửa hàng bán đồ giảm giá, nơi giá các sản phẩm đều ở mức rất thấp.
  • Thiết bị và cài đặt: những chi phí này bao gồm phần cứng, phần mềm, cài đặt và lập trình. Nếu mua luôn giải pháp thương mại điện tử từ công ty cho thuê máy chủ, bạn có thể bớt được các loại chi phí này, hoặc chúng sẽ được tính chung trong phí thuê máy chủ.
  • Phí hàng tháng: bao gồm phí tối thiểu, các phí cố định, phí lập bảng kê, phí sử dụng vượt mức...
  • Phí dự phòng rủi ro: một số ngân hàng giữ lại một vài phần trăm trong số giao dịch để đề phòng trường hợp xảy ra tranh chấp. Trong các trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến gian lận thẻ tín dụng thì thông thường toà án sẽ giải quyết theo hướng bênh vực quyền lợi của người giữ thẻ, đặc biệt là các vụ tranh chấp tại Mỹ. Điều này có nghĩa là, nếu gặp phải gian lận, người bán không những mất một phần doanh số (do sản phẩm đã chuyển đi), mà còn mất khoản phí dự phòng cho ngân hàng.

Nhìn chung, các loại phí phụ thuộc vào nhà cung cấp của bạn, chúng không có chuẩn chung và còn có thể thương lượng được. Các công ty bán lẻ nên nghiên cứu, so sánh kỹ giữa tỷ lệ phí và các dịch vụ, chọn ra những khoản phí thật cần thiết, sau đó mới đưa ra quyết định đúng đắn. Nhiều nhà cung cấp tài khoản thương mại có đưa rõ thông tin về chi phí trên website, hoặc trên một trang lớn như MerchantWorkz đã liệt kê các nhà cung cấp, các mức phí, dịch vụ để bạn so sánh. Dù lựa chọn cách nào đi nữa, bạn cũng phải cân nhắc để tạo được sự dễ dàng, tiện lợi tối đa cho khách hàng khi thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Ngăn cản sự gian lận bằng 5 bước đơn giản

Và nếu bạn đang mở một website bán hàng trên mạng, nạn lừa đảo thẻ tín dụng có thể khiến bạn phải từ bỏ sự nghiệp thương mại điện tử của mình.

Sau đây là một vài biện pháp nhanh chóng và đơn giản để nhận dạng và ngăn chặn những kẻ gian lận:

  • Để mắt giám sát tất cả các đơn hàng. Hãy để ý đến những chi tiết bất thường, sự mâu thuẫn giữa thông tin về nơi chuyển hàng và hoá đơn thanh toán, các đơn đặt hàng lớn bất thường và các yêu cầu chuyển hàng đến hộp thư bưu điện. Có nhiều khách hàng sử dụng các email miễn phí để mua sắm qua mạng, nhằm tránh sự lộn xộn trong hộp thư riêng, nhưng nếu nhận được một đơn đặt hàng có nghi vấn xuất phát từ một địa chỉ email miễn phí, thì tốt nhất bạn nên điều tra kỹ hơn về trường hợp này.
  • Đăng ký một dịch vụ xác minh địa chỉ. Nhờ dịch vụ này, bạn sẽ giảm bớt được những rủi ro do gian lận, cũng như những lỗi gõ sai địa chỉ, sai số khiến hàng bị trả lại. Khoản đầu tư này, về cơ bản sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho công ty bằng việc xác minh nhanh chóng địa chỉ giao hàng, thúc đẩy quá trình thực hiện đơn hàng.
  • Cũng nên tự xác minh càng nhiều càng tốt các thông tin về khách hàng trước khi thuê một nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chuyên nghiệp. Những website như Anywho.com đã đưa ra dịch vụ tra cứu số điện thoại và địa chỉ email. Ngoài ra, các thông tin đăng ký tên miền cũng được cung cấp trên nhiều trang web, chẳng hạn như CheckDomain.com.
  • Đưa những lời cảnh báo vào những nơi dễ thấy trên website, nhấn mạnh việc sẽ khởi tố những người có hành vi lừa đảo. Điều này có thể không hoàn toàn ngăn được những kẻ định lừa đảo bằng thẻ tín dụng, nhưng nó cũng thể hiện được rằng trang web của bạn có những nỗ lực để ngăn cản những kẻ lừa đảo.
  • Khi có hiện tượng nghi vấn, hãy gọi ngay cho ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ tín dụng. Các tổ chức tài chính có những công cụ điều tra hiệu qủa hơn các DN và họ sẽ xác định được sự gian lận một cách nhanh chóng. Nếu chưa đủ điều kiện để xác thực, họ sẽ nghiên cứu, cân nhắc để quyết định xem có chấp nhận hay không chấp nhận giao dịch này.

Với tất cả những thách thức mà các DN thương mại điện tử vừa và nhỏ đang phải đối mặt trong thời gian qua, điều quan trọng nhất là giới hạn hết mức có thể những rủi ro tiềm năng. Vận dụng những kinh nghiệm sáng suốt khi xử lý giao dịch thẻ tín dụng sẽ kéo dài thời gian hoạt động của công ty bạn.



Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tài khoản thương mại và những điều cần lưu ý khi bán hàng trên mạng

Quy dinh xu phat cac vi pham ve dang ky, cung cap ten mien Internet

Số lượt xem: 480
Gửi lúc 14:20' 24/02/2010

Quy định xử phạt các vi phạm về đăng ký, cung cấp tên miền Internet

Quy định xử phạt các vi phạm về đăng ký, cung cấp tên miền Internet

Điều 12 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet nêu rõ:

1 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc tế thực hiện việc thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin theo quy định;

b) Ngăn cản trái phép tổ chức, cá nhân chuyển đổi Nhà đăng ký tên miền ".vn";

c) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không báo cáo việc cập nhật danh sách tên miền quốc tế mà mình đang quản lý với Bộ Thông tin và Truyền thông qua môi trường mạng theo đúng quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Nhà đăng ký tên miền ".vn" vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Không duy trì hoặc không thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đối với các tên miền của tổ chức, cá nhân đã đăng ký trên hệ thống máy chủ tên miền (DNS) của mình;

b) Đăng ký giữ chỗ hoặc đầu cơ tên miền dưới mọi hình thức khi cung cấp tên miền quốc gia ".vn";

c) Cản trở tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền hợp pháp;

d) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không chính xác về tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền ".vn".

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông khi làm đại lý cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam;

b) Không phối hợp hoặc phối hợp không đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến tên miền.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp tên miền quốc tế mà không đáp ứng một trong các điều kiện để trở thành Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Quy định xử phạt các vi phạm về đăng ký, cung cấp tên miền Internet

Mau sac doi voi viec nhan dien thuong hieu

Số lượt xem: 505
Gửi lúc 21:50' 10/08/2009

Màu sắc đối với việc nhận diện thương hiệu

Hãy nghĩ về màu xanh. Màu của biển sẽ là điều bạn liên tưởng đến đầu tiên. Thế còn màu của bầu trời thì sao? Và đôi khi bạn sẽ liên tưởng đến Big Blue, hay IBM.


Hãy nghĩ về màu xanh. Màu của biển sẽ là điều bạn liên tưởng đến đầu tiên. Thế còn màu của bầu trời thì sao? Và đôi khi bạn sẽ liên tưởng đến Big Blue, hay IBM. Nó đã thật sự thành công trong việc định vị trở thành biểu tượng và là sự nhận diện của thương hiệu, có thể sẽ nằm ở vị trí thứ 2 hay những vị trí tiếp theo trong tâm trí khách hàng khi liên tưởng đến màu xanh. Và hình ảnh thường gặp của IBM là một đội ngũ đồng phục màu xanh bên cạnh chiếc máy tính chủ màu xanh. Tất cả hiện ra tức thì trong tâm trí bạn như mới đây.

 

Cuộc chạy đua không có nhãn hiệu .. hay không có hình ảnh

 

Trước đây, việc được nhận diện bằng màu sắc hay tên gọi cũng đã thể hiện được vị thế của một tập đoàn lớn. Nhưng ngày nay, tất cả các công ty đều chú trọng đến việc xây dựng hệ thống nhận diện của mình, không chỉ bó hẹp trong phạm vi tên gọi hay một cái gì đó đặc trưng, và họ cố gắng tạo cho mình một màu sắc đặc biệt đem lại sự nhận biết cho thương hiệu của mình : Đó là hệ thống nhận diện bằng màu sắc

 

 "Lắng nghe Orange mỗi ngày", không phải là câu khẩu hiệu thể hiện nhu cầu uống nước cam thường xuyên. ORANGE (cam) là thương hiệu điện thoại di động lớn nhất Châu Âu, luôn được thể hiện bằng lớp bề ngòai màu cam để làm điểm nhấn. Màu cam tượng trưng cho lời cầu chúc đem lại sự vui tươi cho một ngày mới.

 

Và hiện giờ tập đoàn này đang lập kế hoạch phát triển khắp tòan cầu, nhưng gặp phải nhiều vấn đề về việc bảo hộ và ngôn ngữ xung quanh cái tên. Orange được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau liên tưởng đến một lọai trái cây hoặc màu cam – màu của người Yogi ở Ấn Độ, và màu của trái cây nhiệt đới tại Mỹ. Việc đăng kí tên thương mại và quyền sở hữu đã trở thành một thách thức không nhỏ đối với việc mở rộng tòan cầu của thương hiệu này.

 

Màu sắc phải chăng sẽ giúp bạn nổi bật hơn?

 

"Hôm nay BROWN đem lại cho bạn điều gì ?" BROWN (màu nâu) là hệ thống nhận diện của UPS (The United Parcel Service) với hơn 350,000 nhân viên giao hàng đồng phục màu nâu cùng màu với xe vận tải của họ. Không kể đến một chiến dịch 45 triệu $, BROWN vẫn chỉ là một cái tên bình thường nhưng không mang nhiều ý nghĩa. "BROWN đem lại sự vui vẻ"??? Không thể nào !

 

Pepsi kiểu mới với "Chiến dịch năm 2000"

 

Đó là thời điểm Pepsi tung ra hệ thống nhận diện hòan tòan mới với chai PepsiBlue màu xanh và kể cả nước ngọt bên trong cũng màu xanh, mở màn cuộc chiến chống Cocacola với loại nước cola màu nâu đen truyền thống. Nhưng thật đáng tiếc, PepsiBlue chỉ như một một chiến dịch ngắn, hay một luồng gió mới. Việc tiếp thị những sản phẩm màu xanh ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ sức khỏe chống lại chất hóa học, trừ khi đó là những sản phẩm vệ sinh răng miệng có chứa Flour như Clorox và Listerine. Liệu có thể trong tương lai sẽ có một loại tương ớt màu xanh trong bếp của bạn?

 

Màu vàng thường được đánh giá là màu của sự mềm mại và nhút nhát. Nhưng đó lại là màu của quyển sách thông dụng nhất NHỮNG TRANG VÀNG. Và YELLO FREIGHT - một công ty vận chuyển hàng hóa khổng lồ với hình ảnh những chàng trai trên những con đường cao tốc – cũng chọn màu vàng làm màu chủ đạo. Vậy khi nhắc đến MÀU VÀNG, nó có còn thể hiện màu của sự mềm mại hay không ?


Màu xanh tượng trưng cho tiền bạc, cây xanh và thiên nhiên. Và thỉnh thoảng người ta sẽ nghĩ đến GREEN PARTY, một tập đoàn phục vụ cây xanh và môi trường.

 

Việc đặt tên bằng màu sắc để nhận diện thương hiệu đôi khi bị quá lạm dụng. Người tiêu dùng sẽ bị "mù màu" đối với những phương thức xây dựng thương hiệu sử dụng màu sắc để gây sự nhầm lẫn, nhất là đối với những công ty DOTCOM trong đợt bung nổ của các công ty trực tuyến. Đó là những cái tên: PurpleFrog; PurpleDog; PurpleRhino; tương tự với BlueFrog, BlueDog; BlueRhino, …

 

Việc đặt tên cho công ty  là một vấn đề cực kì quan trọng và không đơn giản như việc chọn một tông màu. Một màu đặc biệt không đủ để hấp dẫn người tiêu dùng chọn mua một thương hiệu. Thử tưởng tượng bạn luôn luôn xây dựng màu nâu làm hệ thống nhận diện thương hiệu ở bất kì nơi nào, nhưng liệu khách hàng có nghĩ đến bạn khi nghĩ đến màu nâu (ví dụ về công ty giao nhận vận tải UPS) hay là một loại chocolate nào đó ? Và mỗi khi bạn nhìn màu xanh, bạn sẽ nghĩ đến tiền bạc, đến tập đoàn GREEN PARTY, hay chỉ đơn giản là màu của thiên nhiên?

 

Nếu việc đặt tên thương hiệu bằng màu sắc thật sự quan trọng, sẽ có rất nhiều công ty sử dụng tòan màu đỏ: đỏ tươi, đỏ rực hay chỉ hoàn toàn là màu của mực đỏ. Bạn sẽ nghĩ thế nào?

 

Chiến dịch "Giữ gìn màu sắc"

 

Màu sắc rất quan trọng trong việc thiết kế bao bì và lựa chọn logo. Thật đáng tiếc rằng bảng màu cũng có giới hạn và thông thường chỉ xoay quanh cuộc sống thường nhật. Vì thế, thật khó lòng tạo ra một màu duy nhất để đại diện cho cả thương hiệu đặc trưng của bạn.

 

Logo và phông nền thương hiệu không còn là điều gì mới mẻ. Ngày nay với sự phát triển của thương mại điện tử, mọi thứ có thể đơn giản thể hiện ý nghĩa và kiểu chữ của nhãn hiệu là đủ, và cũng không nhiều người thật sự để ý đến logo và màu sắc của logo như trước nữa. Các công ty quảng cáo nếu chỉ chú trọng đến việc xây dựng hệ thống nhận diện theo kiểu trước đây sẽ hạn chế mình rất nhiều. Suy nghĩ cần phải theo kịp xu hướng hiện đại .

 

Tổng hợp lại, việc nhận diện thương hiệu không chỉ đơn giản phụ thuộc vào một nhà thiết kế khéo léo. Những ý tưởng đột phá trong việc đặt tên không còn thật sự đem lại hiệu quả như trước đây. Nhìn vào những qui trình xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp và hiện đại, việc đặt tên chỉ là một phần trong cấu trúc hệ thống nhận diện thương hiệu đó. Không thể có sự rút ngắn cả qui trình chỉ trong việc tạo một cái tên đặc biệt và ấn tượng.

 

Cầu vòng 7 màu không hẳn đã nổi bật nếu chỉ đứng lẻ loi trên bầu trời !

 

Naseem Javed 

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Màu sắc đối với việc nhận diện thương hiệu

Tuong lai cua thuong mai dien tu (c3)

Số lượt xem: 742
Gửi lúc 00:25' 31/07/2009

Tương lai của thương mại điện tử (c3)

Chương III: Biến ước mơ và ý tưởng thành hiện thực

Trả lương cho công nhân và tôn trọng họ là cần thiết nhưng như thế là chưa đủ. Bạn phải làm cho họ cảm thấy rằng họ đang sáng tạo ra lịch sử. - Jim Moore, người sáng lập ra GEO Partners -

Các doanh nhân thế hệ thứ tư là những người đã mở cửa cho TMĐT. Rất nhiều người do nóng vội, muốn thành đạt nhanh chóng đã nhảy vào trào lưu TMĐT mà không biết rằng nó là một sự kế thừa tuần tự. Điều này đã tạo ra một ảo tưởng về Internet của thế kỷ mới. Trong số họ rất nhiều người đã thất bại và không thể tự thoát ra được. Đó là lý do tại sao cần phải có một sự giới thiệu rõ ràng, chính xác về hoạt động kinh tế chính của tương lai.

Tôi đã dành rất nhiều thời gian suy nghĩ khi viết cuốn sách này và cũng đã tốn rất nhiều thời gian đọc qua các sách và các nguồn thông tin khác. Do đó, tôi đã có thể tạm hiểu khái niệm TMĐT và mô tả nó theo ngôn từ dân dã. Theo cách này, người đọc có thể hiểu nó dễ hơn.

1. Tương lai của TMĐT
Như cái tên đã cho thấy, TMĐT là các hoạt động thương mại được triển khai bằng các phương tiện điện tử. Có rất nhiều loại thiết bị điện tử và việc giải quyết một vụ làm ăn qua điện thoại cũng là một loại TMĐT. TMĐT mà chúng ta đề cấp đến ngày nay chủ yếu là các hoạt động thương mại qua Internet.

Công cụ tìm kiếm trực tuyến cho các sản phẩm TMĐT cũng thay thế quảng cáo

Người tiêu dùng mua hàng trên Internet với máy tính là hình thức phổ biến nhất của TMĐT. Nếu bạn muốn mua một máy ảnh, hãy ấn từ "c-a-m-e-r-a" và công cụ tìm kiếm sẽ bắt đầu dò tìm. Sau đó, bạn có thể bắt đầu so sánh các loại máy ảnh khác nhau kèm theo giá cả, tính năng, thương hiệu của chúng và mua cái máy ảnh mà bạn hằng ao ước bằng trực tuyến. Điều tiếp theo mà bạn biết là máy ảnh sẽ được chuyển đến tận cửa nhà bạn.

Trước đây, để mua một chiếc máy ảnh bạn sẽ thấy đây là một nhiệm vụ nặng nề. Bạn phải chọn rất nhiều tờ quảng cáo và sản phẩm khác nhau, hoặc đi tìm ở một số siêu thị và cửa hàng đồ điện trước khi tìm ra chiếc máy ảnh ưng ý. Và nếu muốn một giá cả hợp lý hơn, bạn phải so sánh giá của từng cửa hàng. Có những lúc, bạn không thể tìm ra chiếc máy ảnh ưng ý và phải chấp nhận mua một chiếc máy ảnh không như mong đợi. Rất nhiều thời gian và công sức đã bị lãng phí  trước khi bạn đạt được một kết quả thỏa mãn.

Bây giờ, ngay cả khi bạn không có thời gian đi mua bán, rất nhiều cổng thông tin trên Internet có thể giúp bạn làm những việc này. Bạn thậm chí còn biết được chiếc máy ảnh lý tưởng qua Internet. Điều này có thể giúp các hãng sản xuất máy ảnh có cảm hứng sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Do thói quen lâu đời của người tiêu dùng, 10 năm tới vẫn chưa phải là TMĐT thực sự. Sẽ có một sự chống lấn giữa xã hội công nghiệp và xã hội mạng. Một số siêu thị sẽ thiết lập các trạm Web để khách hàng có thể mua hàng trực tuyến. Với dịch vụ trực tuyến, một người có thể thăm hàng trăm trạm Web trong một đêm. Nhưng cá nhân anh ta không thể đi thăm số lượng cửa hàng lớn như vậy. Thời gian và sức lực không đứng về phía anh ta. Theo thời gian, những người tiêu dùng của xã hội công nghiệp sẽ từngbước thay đổi thói quen mua bán rất tốn thời gian và công sức hiện nay. Điều này sẽ dẫn dắt người tiêu dùng tiến tới một xã hội hoàn toàn dựa trên TMĐT.

Yêu cầu trực tuyến chuyển dịch về chuẩn hóa giá cả cộng với dịch vụ

Mua bán trực tuyến có một lợi thế lớn: bạn có thể so sánh giá trên phạm vi toàn cầu qua mạng Internet.

Đây là một ví dụ: ai đó muốn mua một máy Walkman của Sony. Anh ta nêu yêu cầu về giá cả và thấy rằng bán nó ở New York chỉ bằng một nửa giá của máy đó ở Tokyo. Sau khi khảo sát kỹ luỡng, anh ta phát hiện ra rằng sự chênh lệch về giá cả là do chi phí vui chơi giải trí nhằm giới thiệu loại máy đó với thị trường đã được đưa vào giá. Về mặt tự nhiên, người sử dụng sẽ đặt hàng mua chiếc máy đó từ New York. Nếu tất cả những người tiêu dùng mua hàng kỹ tính thì các cửa hàng ở Tokyo sẽ nhanh chóng bị phá sản.

Việc có thể dễ dàng truy nhập Internet và có thể nêu yêu cầu mua bán sẽ không phải là kịch bản thông thường trong tương lai. Ngành bán lẻ tương lai sẽ có thể đặt ra một mức giá chuẩn. Nếu việc cho thuê quá cao thì giá cho thuê có thể được chuẩn hóa. Một mức phí dịch vụ khoảng 5% được tính thêm vào sẽ là hợp lý. Do thông tin liên lạc mở toàn cầu nêu không ai có thể độc quyền hoặc nâng giá quá mức. Đến thời điểm đó, giá cả của cùng một sản phẩm sẽ tiến đến thống nhất. Đối tượng được hưởng lợi từ việc đó chính là người tiêu dùng.

Tôi có một người bạn triệu phú người Indonexia. Một lần anh ta chỉ tay vào một phố đông đúc và nói nó thuộc về anh ta và 6 người khác. Bảy người bọn họ quyết định hàng hóa nào được bán và bán với giá nào. Khi chúng ta bước vào thời đại mạng, một kịch bản như thế chỉ còn là chuyện quá khứ.

Sẽ không có siêu thị hữu hình hoặc biên giới trên Internet. Sẽ không có cá nhân nào có thể quyết định giá cả thị trường. Tương lai coa thể thấy sản xuất gắn liền với tiêu dùng. Mọi người được đối xử bình đẳng. Nếu giá bạn đưa ra không hợp lý thì bạn có thể sẽ mất khách hàng.

Sử dụng thử trên mạng
Trong khi mua bán trên Internet, bạn có thể sử dụng thử các sản phẩm và mua chúng sau khi đã cảm thấy thỏa mãn. Nhưng điều này là không thông thường trong thương mại truyền thống. Ví dụ khi mua một bộ đồ nội thất DIY. Bạn có thể lo ngại khi phải tự quyết định nhưng hãng sản xuất có thể cung cấp một mẫu hàng ảo trên Internet cho bạn thử. Bên cạnh việc cung cấp màu sắc, mẫu mã, số đo, các chức năng còn có những lời hướng dẫn sử dụng chi tiết. Bạn thậm chí còn có thể nhìn xem nó sẽ trông như thế nào trong phòng của bạn sao cho bạn có thể thấy hết giá trị của nó. Sau đó bạn có thể quyết định loại rèm nào, loại cây nào có thể làm tăng vẻ đẹp cho đồ đạc nhà bạn.

Gần đây, có một quảng cáo về mô hình xe ô tô. Để quảng bá tiêu chuẩn an toàn cao của loại xe, hãng sản xuất đã cung cấp một cảnh tai nạn mô phỏng sao cho người tiêu dùng có thể tự cảm nhận chiếc xe và tự nhìn xem nó có thể chịu đựng các cú va chạm lớn không. Nhưng chúng ta có thể làm điều đó trên Internet. Đó là điều mà thương mại truyền thống không bao giờ có thể thực hiện được.

Đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến
Trong TMĐT, phương thức thanh toán đã được nâng cấp sao cho việc đó có thể thực hiện trực tuyến. Nó làm cho người tiêu dùng mua hàng trực tuyến cảm thấy thoải mái khi trả tiền cho một sản phẩm, dịch vụ ở một nơi xa. Do đó, việc sử dụng tiền điện tử là một phần cấu thành của TMĐT.

Tiền Mondex Card đang được công ty Inventec Corporation phát triển là một hình thức tiền điện tử hiệu quả, an toàn và thuận tiện.

Tại sao lại là tiền điện tử? Đây là một phát minh nhằm bổ trợ cho TMĐT. Các thẻ từ hiện tại đã rất thuận tiện cho sử dụng. Tuy nhiên, các hãng sản xuất lo ngại bị bãi bỏ hợp đồng vào phút cuối hoặc chậm trễ thanh toán nên khách hàng bị yêu cầu phải trả một khoản tiền đặt cọc. Nhưng tính an toàn của việc thanh toán thẻ tín dụng còn chưa đảm bảo. Do đó, việc sử dụng tiền điện tử (thông qua các chữ ký được gửi qua đường điện thoại hoặc máy tính) để trả tiền đặt cọc là một ý tưởng hay.

Các chữ số có thể hoán vị để tạo thành vô số các chuỗi chữ số. Lý do mà ta có thể rút tiền từ các máy rút tiền tự động (ATM) là các thẻ ngân hàng của chúng ta được mã hóa bằng các chữ số mà máy ATM nhận dạng được.

Điều này cũng tương tự đối với tương lai của tiền điện tử. Các dòng tiền hữu hình sẽ không còn nữa mà thay vào đó là các nhóm chuỗi số. mọi người sẽ có một tập mã riêng và chuỗi số của bên nhận tiền cũng khác. Việc vận chuyển các đồng xu không còn ý nghĩa trong kho đó vẫn còn nguy cơ về tiền giả nếu các hóa đơn được trao đổi trong một giao dịch. Tín hiệu điện tử là an toàn nhất và không còn phải lo ngại về trộm cướp.

Chúng ta ngăn ngừa sự giả mạo như thế nào? Có một hệ thống an toàn trên mạng để ngăn ngừa tin tặc. Do không dễ dàng sao chép hệ thống này nên độ tin cậy của nó rất cao.

Chúng ta thường xem phim thấy các tên cướp rình chặn các xe chở vàng và tiền mặt như thế nào. Ở Đài Loan, có rất nhiều trường hợp nhân viên nhà băng bị cướp sau khi lấy tiền lương. Ngày nay, lương của công nhận được chuyển trực tiếp vào tài khoản của họ do đó làm giảm bớt tình trạng cướp tiền. Khi chúng ta sử dụng tiền điện tử để thanh toán, chúng ta không cần đem tiền theo khi ra khỏi nhà. Điều này làm cho cuộc sống của chúng ta an toàn hơn, thuận tiện hơn.

Cung cấp hàng hóa -> Khách hàng nhận hàng hóa hay hàng hóa được chuyển đến cho khách hàng -> Khách hàng thanh toán

Sau khi trả tiền đặt cọc, khách hàng chờ nhận hàng. Ai sẽ giao hàng cho khách? Kết quả là một chuỗi mối quan hệ xuất hiện. Chu trình cung cấp hàng hóa bắt đầu từ hãng sản xuất. Với các hợp đồng lớn, hàng có thể chuyển trực tiếp đến vị trí mà khách hàng chỉ định; còn với các hợp đồng nhỏ, hàng có thể chuyển đến cửa hàng bán lẻ gần nơi khách hàng muốn nhất. Sau đó khách hàng sẽ nhận hàng hóa, đồng thời trả hết tiền.

Để thực hiện một quan hệ chuỗi có hiệu quả, hệ thống giao nhận trực tiếp tốt nhất là hệ thống thuận tiện cho cả hai bên phải được tạo ra. Tất nhiên, không ai có thể chấp nhận nhiều hợp đồng gửi đến họ trong các trường hợp khác nhau. Điều này có thể dẫn tới có một số lần giao nhận trong một ngày. Một cách khả thi là giao nhận tất cả hàng hóa cùng một lúc. Ví dụ là hàng hóa và thực phẩm của một người mua hàng tại cùng một siêu thị sẽ được giao nhận cùng 1 lúc/ Một hệ thống giao nhận phù hợp và hoàn chính là một hệ thống làm cho phương thức giao dịch thực sự trở nên thuận tiện.

Giao nhận hàng hóa đến một nơi gần địa chỉ của khách hàng sao cho khách hàng có thể nhận hàng tại điểm thuận lợi là một ý tưởng khả thi khác. Ở Mỹ, các cửa hàng thường cách xa nhau nhưng ở Đài Loan thì lại khác. Các cửa hàng bán lẻ phục vụ 24 giờ/ ngày chỉ cách nhau 3 đến 5 bước chân. Các cửa hàng bán lẻ này hiển nhiên là những vị trí giao nhận hàng lý tưởng. Các cửa hàng này không quá xa và là vị trí linh hoạt cho ai đó nhận hàng một cách thuận tiện.

Khẩu hiệu của một bản quảng cáo gần đây nói rằng: "Qua một đêm có thêm 2.400 hiệu sách phục vụ 24 giờ/ ngày". Đó có thực sự là kỳ diệu không? Câu trả lời là có, bởi vì sự ra đời của các hiệu sách trực tuyến cho phép người đọc lựa chọn sách suốt ngày đêm. Người mua sách cũng có thể nhận sách ở các cửa hàng bán lẻ gần nhà sau khi đã trả tiền trực tuyến. Việc nhận hàng từ những cửa hàng bán lẻ phục vụ 24 giờ/ ngày này thật thuận tiện cho người mua. Nó là một tình huống mà cả ba bên tham gia đều có lợi. Hiệu sách thì tiết kiệm được tiền cước phí bưu chính, cửa hàng bán lẻ có thể thu được một chút phí dịch vụ và người mua có thể nhận sách vào bất kỳ lúc nào thuận tiện. Và nếu những người ham đọc sách sẵn lòng trả thêm tiền cước phí bưu chính, họ không cần phải đi ra khỏi nhà để mua một cuốn sách hay nữa. Nó thực sự dễ chịu hơn đối với việc đi mua một cuốn sách. Do vậy nó sẽ khuyến khích mọi người mua nhiều sách hơn. Khi con người đọc nhiều hơn thì cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn. Và cuối cùng, người mua có lợi do có nhiều cách thức mua hàng hơn.

Khi nào hiệu sách cung cấp một dịch vụ như thế thì sẽ dễ dàng thu hút những khách hàng thường xuyên và do đó làm tăng cơ hội thương mại. Các cửa hàng bán lẻ cũng có lợi. Dịch vụ gia tăng này làm tăng doanh thu của họ. Những người đến cửa hàng nhận sách cũng có thể mua một lon Coca-Cola, một vài tờ báo hoặc đồ ăn vặt. Đây chính là khoản doanh thu phát sinh.

Phân tích dữ liệu khách hàng -> Phát triển các sản phẩm thương mại -> Các sản phẩm mới đưa lên mạng

Tất cả các hoạt động trên đều được thực hiện trên mạng máy tính. Hồ sơ của khách hàng được phân tích và các sản phẩm mới được giới thiệu trên mạng nơi mà khách hàng có thể xem và mua hàng. Đây chính là cái mà chúng ta gọi là TMĐT.

Do đó, TMĐT là một môi trường để thực hiện các giao địch có lãi. Nó không có những từ nghữ bí hiểm hoặc khó hiểu. Với sự xuất hiện của công nghệ mới, các ý tưởng và khái niệm mới được sinh ra. Những giải pháp mới sẽ đạt được. Nhiều người đang thử nghiệm chúng và tôi thì đang nghiên cứu các kết quả thử nghiệm.

Việc một công ty Internet có thành công hay không tùy thuộc vào tốc độ và sự chính xác của họ. Nó không phụ thuộc vào vốn đầu tư ban đầu của công ty lớn đến đâu. Các khách hàng tiềm năng phải được nhận ra và họ phải được thông báo về dịch vụ của bạn trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể được. Ngược lại, nếu bạn coi công ty đơn thuần là một phương tiện kiếm tiền thì công ty sẽ phá sản.

Cổ phần của các công ty dot.com tăng vọt là một dấu hiệu tốt. Nó đem lại một môi trường thực sự lành mạnh. Nó nhắc nhở những nhà đầu tư nghiêm túc phải xem xét cách thức triển khai TMĐT của họ. Nếu dễ dàng kiếm tiền bằng cách không trong sáng thì không ai phải làm việc cả. Điều này đúng bởi vì cách thức không trong sáng sẽ ngăn chặn người ta thực hiện các ước mơ đáng kính trọng.

Đây cũng là lý do mà tôi viết cuốn sách này. Tôi không có ý định biến nó thành một cuốn kinh điển được nhiều người khen ngợi. Tôi chỉ muốn giúp mọi người hiểu TMĐT là gì và không bị điều khiển  bởi những người không trong sáng. Theo cách này, mọi người sẽ biết làm thế nào để tham gia vào TMĐT. Chỉ như vậy thì môi trường TMĐT mới hình thành và sự thành công mới cải thiện tương lai.

2. Thương mại điện tử là thương mại
Thực tế, TMĐT là thương mại. Rất nhiều công ty gần đây đã chạy đua theo trào lưu để trở thành các công ty dot.com. Sự chuyển động này dường như làm tăng giá trị công ty. Tôi thường so sánh điều này với một nhà xuất bản đang thua lỗ nhưng đã nhanh nhẹn lên mạng và đưa thêm đuôi ".com" vào tên của nó. Với cách đó, sẽ rất nhiều người mua cổ phiếu của nhà xuất bản. Nhưng hiện tượng đó là không bình thường và sẽ không kéo dài được lâu.

Chúng ta cần nhấn mạnh rằng TMĐT là thương mại. Tại các buổi hội thảo, tôi thường đặt câu hỏi rằng các cổ phần dot.com đang bùng nổ hay một cổ phần dot.com có đáng mua không. Nó thật đơn giản. Bạn không thể chỉ có một cái đuôi dot.com mà không tiến hành hoạt động thương mại nào cả. Rất nhiều công ty giống như thế. Do đó sẽ là sai lầm nếu mua cổ phiếu của các công ty dot.com này. TMĐT là thương mại sử dụng hệ thống và mạng viễn thông. Sau cùng, một cái mũ phải là một cái mũ, một cuốn sách phải là một cuốn sách. Sau đó một lần nữa, TMĐT có thể tham gia một dòng số hoặc một dòng hàng hóa. Nhưng thương mại phải tồn tại trước khi nó có thể được gọi là TMĐT. Do đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng TMĐT là thương mại. Chúng ta hãy cùng xem xét các điều kiện cần thiết để tạo ra TMĐT.

3. Số hóa các dòng thông tin, tiền tệ và hàng hóa
Thương mại là giao dịch xảy ra giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Khi một nhà máy sản xuất một mặt hàng thì nó được gọi là một sản phẩm. Sản phẩm trở thành hàng hóa khi được bán cho người tiêu dùng. Các hoạt động này xảy ra phù hợp với các quy định của chính phủ và tạo nên cái gọi là thương mại.

Về cơ bản, đây là 3 dòng chảy. Dòng chày thứ nhất là dòng chảy của thông tin. Cả hai bên phải liên lạc với nhau để biết nhà cung cấp đang bán cái gì và người tiêu dùng muốn mua cái gì. Họ trao đổi thông tin và hoạt động đó tạo thành dòng thông tin. Chỉ khi nào cung cấp đáp ứng cầu thì người bán mới không mò mẫm sản xuất được.

Dòng chảy thứ hai là dòng hàng hóa. Sau khi trao đổi thông tin, nhà cung cấp sẽ sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giao hàng đã được yêu cầu cho khách hàng. Hoạt động này làm hoàn chính dòng chảy của hàng hóa. Có hai loại dòng hàng. Một là hệ thống giao nhận trực tiếp trong đó hàng hóa hữu hình được chuyển đến cho khách hàng. Hai là dòng số trong đó văn bản, âm nhạc và đồ họa được gửi tới khách hàng.

Loại thứ ba là dòng tiền tệ. Một khi đã thống nhất được thỏa thuận, khách hàng sẽ trả tiền mua hàng hóa.

Ba dòng chảy này tạo thành TMĐT. Bất kể là thương mại truyền thống hay TMĐT, chúng đều liên quan đến dòng thông tin, dòng tiền tệ và dòng hàng hóa.

Ăn một bát mỳ tại một cửa hàng bên đường cũng là thương mại. Khi bạn ngồi xuống bàn và gọi một bát mỳ, bà chủ bắt đầu nấu trước khi phục vụ bạn. Đây là một hình thức của dòng hàng. Sau khi ăn xóng bát mỳ bạn trả tiền còn bà chủ dùng tiền đó để mua gia vị và các loại thực phẩm khác. Đây là dòng tiền. Cũng có một dòng thông tin. Bà chủ cửa hàng ăn nhận ra rằng có nhiều người thích ăn mỳ bò, đám trẻ thích ớt và những khách hàng đó thích súp của cửa hàng. Bà chủ do đó có thể cả tiến mỳ của bà ta dựa trên những thông tin thu nhận được. Bà ta có thể chuẩn bị nhiều hay ít tùy theo từng loại mỳ. Tất cả những thông tin này sẽ giúp cho sự làm ăn của bà ta trong tương lai và đó là một dạng của dòng thông tin.

TMĐT có ba dòng chảy này. TMĐT đòi hỏi phải số hóa dòng thông tin. Ngay cả khi dòng tiền tệ cũng có thể phải số hóa trong khi dòng hàng hóa sẽ chấp thuận hệ thống giao nhận trực tiếp, làm khác đi so với chu trình phân phối hiện nay. Đây là nguyên lý rất cơ bản của TMĐT.

Số hóa dòng thông tin
Thứ nhất, chúng ta hãy xem xét việc số hóa dòng thông tin. Có ba loại mạng thông dụng và cũng là những thuật ngữ phổ biến: intranet là mạng được sử dụng trong một tổ chức cho dòng thông tin số hóa; extranet là mạng được sử dụng giữa các doanh nghiệp cho phép truyền đưa và chia sẻ thông tin giữa khách hàng, nhà cung cấp, đối tác và các doanh nghiệp khác; Internet trực tiếp kết nối hàng triệu khách hàng tới các doanh nghiệp.

Số hóa dòng tiền tệ
Tiền điện tử là sự số hóa dòng tiền. Nơi nào có thương mại thì sẽ có sự trao đổi đồng tiền. Trong thương mại truyền thống, chúng ta quen thuộc với việc sử dụng tiền mặt, thể tín dụng, séc và các công cụ thanh toán khác. Trong xã hội mạng, chúng ta cần tìm ra một thứ giống như séc điện tử, tiền điện tử, thẻ nợ điện tử và thẻ tài chính điện tử. Một công cụ thanh toán toàn diện sẽ hỗ trợ đẩy mạnh TMĐT. Trong tương lai,việc sử dụng tiền điện tử sẽ trở thành thông thường như việc sử dụng thẻ tín dụng vậy.

An ninh là vấn đề quan trọng hàng đầu trong tâm trí của mỗi người. Để khẳng định sự tồn tại của số hóa đơn tài chính hiện ra trên màn hình máy tính PC và đảm bảo an toàn cho giao dịch, thuật toán mã hóa được sử dụng để mà tạo ra một cái "ví chịu lửa" để đảm bảo an ninh cho dòng tiền tương lai.

Với những suy nghĩ đó, các công ty thẻ tín dụng đã đưa ra một hệ thống, chẳng hạn như VISA, MasterCard, IBM, Microsoft, Netscape, GTE và SAIC đã cùng với các công ty khác phát minh ra hệ thống SET (Secure Electronic Transaction – Giao dịch điện tử đảm bảo). Hệ thống này bao gồm "ví điện tử", chứng chỉ số, cổng thanh toán và cơ quan chứng thực. Thông qua các phương tiện mã hóa khác nhau, tính bảo an và nhất thể của số liệu giao dịch được đảm bảo.

"Ví điện tử" có thể nhận ra cửa hàng bán lẻ, gửi thông tin và lưu giữ các bản ghi. Chứng chỉ số thiết lập sự tin tưởng hóa cho phép cả hai bên khẳng định lẫn nhau. Cổng thanh toán là một ứng dụng dịch vụ. Nó ngăn ngừa sự xâm nhập của những người và dữ liệu không được phép, do đó làm tăng tính bảo an của thanh toán điện tử. Cơ quan chứng thực làm việc giống như ngân hàng. Nó chấp nhận đơn đăng ký của cả hai bên một cách công bằng và minh bạch. Nó phát hành các chứng chỉ số cho các bên đăng ký.

Với các mã nhận dạng đã được thông qua, số liệu hoàn chỉnh và sự bí mật, các rủi ro giao dịch được giữ ở mức tối thiểu. Sự thuận tiện của dòng tiền trở thành vững chắc hơn.

Số hóa dòng hàng hóa và giao nhận trực tiếp
Bên cạnh việc số hóa dòng thông tin và dòng tiền, việc số hóa dòng hàng hóa là một khía cạnh khác của một xã hội mạng. Cũng như các cuốn sách có thể tải về từ mạng, âm nhạc cũng có thể lấy từ trên mạng xuống. Một ví dụ điển hình là MP3. Đây là một dòng hàng hóa đã được số hóa. Việc mua một đĩa CD tạo thành một dòng hàng hữu hình thay thế cho nó.

Con người đọc báo, sách và tạp chí để thu nhận thêm thông tin và kiểm tra suy nghĩ của người viết. Nếu những vật liệu này có thể được số hóa sao cho chúng ta có thể được tải về trực tiếp từ mạng Internet thì TMĐT có thể đạt được với một mức phí tính cho việc tải thông tin về.

Sách và tạp chí không thể mất đi nhưng chúng co thể được số hóa. Công nghệ đã tạo ra một dòng hoàng hóa số. Điều này loại bỏ chi phí in ấn và cước phát hành. Nó cùng làm giảm sức ép phải lưu giữ báo chí. Tất nhiên bạn còn phải lựa chọn giữa một cuốn sách thực hay một nội dung cuốn sách được số hóa. Nhưng cái mà bạn muốn cuối cùng không phải là một cuốn sách mà là kiến thức trong quyển sách. Đó là phương hướng mà TMĐT sẽ đi tới.

Một số sản phẩm có thể không bao giờ được số hóa. Ví dụ: một máy thu hình không thể được giao nhận qua mạng điện thoại được. Tuy nhiên, TMĐT vẫn có thể có tác động đến chúng là trong quá khứ, một hãng sản xuất phải đi đến một nhà bán lẻ. Với Internet kết nối một nhà sản xuất trực tiếp tới một khách hàng, việc giao nhận trực tiếp có thể xảy ra.

4. Các loại TMĐT
Việc sử dụng các khái niệm về dòng hàng hóa, dòng tiền và dòng thông tin để phân loại TMĐT sẽ dễ giải thích hơn. TMĐT kết hợp hiệu quả các dòng thông tin, dòng hàng hóa, dòng tiền, làm thay đổi bộ mặt của môi trường người tiêu dùng. Nó cũng làm thay đổi chuỗi phân phối. Khi phần cứng cho mạng ở Đài Loan hoàn thành, thì việc giải quyết trực tuyến một thương vụ có lợi không còn là một ước mơ nữa. Nó cũng rất thuận lợi cho mọi người đệ trình khoản hoàn thuế nữa.

Chúng ta hãy cùng xem xét các loại thương mại khác nhau. Bất kể mạng phát triển đến mức độ nào, các giao dịch thường có hai bên tham gia. Một là nhà máy, công ty hoặc các doanh nghiệp. Nó là một thực thể kinh doanh (viết tắt là chữ B). Một nhà bán lẻ cũng được gọi là một thực thể kinh doanh. Bên kia là người  tiêu dùng (viết tắt là chữ C)

TMĐT có thể chia ra làm hai loại lớn. Loại thứ nhất là mối quan hệ doanh nghiệp – doanh nghiệp, viết tắt là B-B (B to B). Loại thứ hai là mối quan hệ doanh nghiệp – người tiêu dùng, viết tắt là B-C (B to C). Do đó các nàh bảo hiểm và ngân hàng mạng là một phần của TMĐT. Các lĩnh vực kinh doanh có thể được phân thành B-B, B-C, C-B hoặc C-C.
Một doanh nghiệp có thể là chủ sở hữu toàn bộ hoặc công ty cổ phần. Mọi phương thức có thể quy thành dòng hàng hóa hữu hình hoặc dòng hàng số hóa. Hiện tại, các máy tính PC chạy trên nền Win98, Win2000 hoặc NT là hệ điều hành thông dụng nhất mà người sử dụng có thể cài thêm phần mềm họ cần. Đó chính là nền tảng cho TMĐT.

B-B: Thương mại giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
Nếu thương mại bị giới hạn bởi hai công ty, ví dụ giữa nhà máy sản xuất với nhà buôn, nhà máy với nhà máy hoặc nhà buôn với nhà buôn thì đó gọi là thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B-B). Kiểu quản lý đó có thể chia thành hai loại. Một loại không có dòng hàng hóa thực mà chỉ có dòng hàng hóa ảo. Loại kia của thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp có một dòng hàng hóa thực.

Nền tảng cho các giao dịch B-B
Một số công ty lớn phải thuê nền tảng bởi vì không phải công ty nào cũng có đủ năng lực để chạy một nền tảng cho TMĐT. Sau đó, các công ty có thể sử dụng nền tảng này để triển khai các giao dịch thương mại. Điều này giống như việc xây dựng một trung tâm thương mại. Điều này giống như xây dựng một trung tâm thương mại và thuê cửa hàng. Tương tự, loại TMĐT này cũng có một dòng hàng hóa số và hệ thống giao nhận trực tiếp.

Ví dụ, công ty Microsoft Taiwan Corporation phát triển và xúc tiến phần mềm Biz Talk, một nền tảng TMĐT B-B mới ở Đài Loan, biến nó thành người môi giới cho các doanh nghiệp. Nó nhằm vào hệ thống TMĐT đầu cuối và đơn giản hóa việc tạo ra các trạm Web cũng như việc trao đổi thông tin trong TMĐT. Nó cũng cung cấp một từ điển phần mềm tiêu chuẩn. Nó xúc tiến các lĩnh vực kinh doanh thông tin liên lạc và làm cho việc tập hợp thông tin dễ dàng hơn. Điều này sẽ cho phép mọi loại doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lới dễ dàng triển khai TMĐT.

B-C: Giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
Trnng một giao dịch giữa cửa hàng trực tuyến với người tiêu dùng, thì cửa hàng trực tuyến là một doanh nghiệp còn người tiêu dùng là một cá nhân. Nhưng cá nhân cũng có thể tham gia vào các cơ hội thương mại. Lấy ví dụ về Amazon.com, trong đó sách của bạn sẽ được chuyển tới bạn sau khi bạn đặt hàng trên Internet. Đây chính là thành phần giao nhận trực tiếp trong mối quan hệ B-C. Một ví dụ khác là www.booksfree.com. Bạn có thẻ tải về hoặc đọc một quyển sách mà bạn thích. Trong trường hợp này không cần giao nhận trực tiếp vì nội dung cuốn sách đã được chuyển tới bạn thông qua mạng. Đây chính là dòng hàng B đến C số hóa.

Giả sử bạn đã đặt 1 đĩa CD từ một công ty nghe nhìn trực tuyến mà sau đó công ty này gửi đến cho bạn. Đây là hình thức giao nhận trực tiếp B đến C. Nhưng rất nhiều công ty nghe nhìn nước ngoài bắt đầu cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng của họ tải trực tiếp trên mạng nội dung đĩa CD mà họ đặt hàng.

Nền tảng cho các giao dịch B-C
Thậm chí nếu bạn có một cửa hàng trực tuyến, nếu không ai biết địa chỉ Web của bạn, rất có thể sẽ không ai tới thăm trang Web của bạn. Nhưng nếu chúng ta có thể thiết lập một cửa hàng trực tuyến trên các cổng thông tin như Amazon và Yahoo thì những người khác sẽ dễ dàng tìm thấy chúng ta hơn. Nó cũng giống như việc thiết lập một quầy hàng tại một siêu thị hoặc một trung tâm thương mại nổi tiếng. Điều đó giúp cho người khác dễ dàng tìm thấy chúng ta hơn. Các siêu thị và trung tâm thương mại là một nền tảng B đến C, đảm bảo cho nhiều doanh nghiệp triển khai để mở rộng các cơ hội kinh doanh.

C-B: Giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp
Trong một xã hội mà thông tin có thể được truy nhập dễ dàng, một cá nhân có thể bán tài năng của anh ta cho một công ty. Anh ta có thể chia sẻ với một công ty nào đó các ý tưởng thông minh của anh ta về cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nó giống như việc đi xin việc trên Internet trong đó trí tuệ của một cá nhân có thể được giới thiệu cho một doanh nghiệp. Người này không cần một không gian văn phòng hoặc làm việc trong một thành phố. Tất cả những gì mà anh ta hoặc cô ta cần là kết nối trực tuyến. Tất nhiên, mô hình này có thể chia thành giao nhận trực tiếp và dòng hàng hóa số. Nếu một nghệ sỹ gửi các tác phẩm nghệ thuật của anh ta tới một nhà xuất bản sách trẻ em thì đó là hình thức giao nhận trực tiếp C tới B. Ngược lại, nếu anh ta làm các hình minh họa trên máy tính PC và gửi chúng tới nhà xuất bản dưới dạng tệp ".jpg" hoặc ".gif" thì nó trở thành dòng hàng hóa số. Chừng nào bạn còn tài năng và sức lực, bạn sẽ còn kiếm được nhiều tiền thông qua các giao dịch như thế trong tương lai.

Nền tảng cho các giao dịch C-B
Trong quá khứ, một người tiêu dùng không dễ gì thiết lập một giao dịch với một công ty. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các dòng quảng cáo tuyển nhân viên của các doanh nghiệp. Thường thì rất khó thay đổi tính tiêu cực của thị trường tuyển dụng lao động. Nhưng với sự xuất hiện của các tổ chức giới thiệu việc làm trực tuyến, các cá nhân có thể trình đơn xin việc trực tiếp tới các tổ chức này, sau đó họ sẽ giới thiệu những người này với các công ty cần tuyển lao động. Hoặc cá nhân có thể bán dịch vụ của họ trực tiếp cho các khách hàng tiềm năng qua mạng Internet. Một ví dụ sẽ là những người thiết kế trang Web và những lập trình viên là những đối tượng có nhu cầu lớn và có thể tham gia vào các dự án dài hạn hoặc ngắn hạn. Hơn thế nữa, họ chỉ cần ngồi nhà là làm việc được.

C-C: Các giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
Trong xã hội công nghiệp, rất khó có thể triển khai các giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Nhưng điều này là khả thi trong thời đại mạng. Ví dụ về một nhà thơ hoặc một nhạc sỹ. Một người sáng tác các bài thơ trữ tình còn người kia sáng tác nhạc. Mối quan hệ này tạo thành mô hình C đến C. Một lần nữa, mô hình này có thể chia thành dòng hàng hóa số hoặc giao nhận trực tiếp. Cả hai bên có thể gửi tác phẩm của họ cho nhau thông qua thư điện tử hoặc gửi chúng lên mạng. Không cần phải trao đổi cho nhau các  tác phẩm của mình họ vẫn có thể nhận được tác phẩm của người kia.

Nền tảng cho các giao dịch C-C
Một nền tảng cũng đã tồn tại cho thương mại C đến C. Công ty eBay của Mỹ đưa ra một mô hình tiếp thị đặc biệt trong đó nó cung cấp một địa điểm giao dịch cho các nhà buôn đồ cũ. Giả sử rằng những người tiến hàng giao dịch là những doanh nhân trung thực. Không cần có hợp đồng hay sự đồng ý của công ty. Ai đó đều có thể mua hoặc xem hàng ở đây. Một nền tảng như vậy gọi là một nền tảng tiêu dùng C. Sự trao đổi hàng hóa biến nó thành nền tảng C tới C. Cả hai hình thức dòng hàng hóa số và giao nhận trực tiếp đều tồn tại ở đây. Giả sử bạn đang tìm một cuốn sách không còn xuất bản nữa. Người khác có thể gửi nội dung cuốn sách đó lên Internet và bạn có thể tải nội dung đó về máy tính của mình.
Như ông Steve Case, Chủ tịch của hãng America Online nói: "Cuộc chiến TMĐT đã làm thay đổi nhiều điều. Vấn đề là không phải ai là đối thủ thị trường lớn nhất hoặc ai có nội dung thông tin, mà thực ra là ai có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng". Tương lai có thể chứng kiến các vụ sáp nhập giữa các công ty trong cùng một ngành hoặc các công ty từ các ngành kinh doanh khác nhau. Toàn bộ thế giới liên kết với nhau một cách phức tạp đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên bình diện chung.

5. Vai trò của Chính phủ
Khi TMĐT trở nên hoàn thiện, chúng ta sẽ thấy rất nhiều thay đổi về mặt xã hội. Nơi nào trong quá khứ có rủi ro về giao dịch thì rất nhiều nhân viên anh ninh được thuê. Bây giờ, các cơ quan chính phủ có thể cần rất nhiều chuyên gia thông tin có thể giúp họ kiểm soát dòng thông tin. Chỉ như vậy thì các gánh nặng của Chính phủ như giám sát nhập cảnh, khen thưởng, kỷ luật và xử lý các vụ án hình sự mới có thể được giảm nhẹ một cách có hiệu quả.

Trong quá khứ, Chính phủ đảm bảo an ninh và kiểm soát tất cả các hoạt động thương mại. Mặc dù Chính phủ đóng vai trò không can thiệp, họ không thể bỏ qua vấn đề an ninh. Chính phủ phải là người kiểm soát các tin tặc, tội phạm Internet và làm giả tiền điện tử.

Mạng đem lại cả lợi ích lẫn tác động tiêu cực. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng khắc phục những nhược điểm của Internet. Nếu chỉ vì một hoặc hai tên lừa đảo trên Internet tìm cách trốn thuế mà chúng ta cấm mọi người sử dụng Internet là một sai lầm. Nếu chỉ vì một hoặc hai cổng thông tin hỏng hoặc cổ phiếu Internet giảm xuống mà chúng ta ngừng phát triển TMĐT cũng là sai lầm. Một Chính phủ có tầm nhìn xa phải có trách nhiệm định hướng cho nhân dân của họ đi đến một xã hội thông tin đầy đủ và hoàn chỉnh.

Bất kể ai đều có thể thành công trong TMĐT. Chính phủ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Vấn đề nan giải là làm thế nào để giảm thiểu những nhược điểm của TMĐT, bao gồm hành vi trốn thuế. Các cơ quan chính phủ bắt đầu vạch ra các kế hoạch để đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân họ sao cho họ có thể cảm nhận được ý định tốt của chính phủ. Nhìn từ một phương diện rộng lớn hơn, đó chính là một hình thức khác của TMĐT.

Có rất nhiều điều mà Chính phủ có thể đạt được trên Internet. Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều ý đồ bất lương trên mạng. Một số sinh viên và nghiên cứu sinh đã đánh mất chính mình khi lạm dụng các bức ảnh của các ngôi sao điện ảnh và sản xuất ra các câu chuyện cực kỳ lố bịch. Trớ trêu thay, người ta lại tin họ và đã bỏ tiền tiết kiệm ra để tài trợ cho những sinh viên lừa đảo này.

Đây là một lĩnh vực mà Chính phủ phải giành quyền kiểm soát. Chính phủ có thể tập hợp các thông tin chi tiết của mọi người ví dụ như ảnh của họ, tên đầy đủ, số chứng minh thư, số điện thoại liên hệ, tên bố mẹ, nghệ nghệip, trình độ văn hóa, kinh nghiệm, địa chỉ, tiền án tiền sự, hồ sơ sức khỏe, . Bằng cách này, người ta có thể kiểm tra các đơn khiếu nại về kẻ bịp bợm trong các hồ sơ lưu trữ quốc gia của chính phủ. Các mối quan hệ chớp nhoáng thông qua việc kết bạn trên Internet.

Một cổng thông tin bao gồm các thông tin cá nhân chi tiết như thế có thể làm giảm tính riêng tư. Nhưng lợi ích mà nó đem lại rất rõ ràng. Tương lai sẽ không chỉ có các giao dịch B đến C mà còn có các giao dịch G (Chính phủ) đến C và G đến B. Từ một thông báo mời thầu cho một dự án của Chính phủ cho đến một lời mời tham gia thiết kế tem thư, viết các tài liệu giáo dục cho đến việc xúc tiến văn hóa, phạm vi của nó sẽ ngày càng mở rộng và tác động của nó thật là sâu rộng.

Một xã hội công nghệ càng tiên tiến thì yêu cầu về giáo dục và đào tạo của nó càng cao. Lợi ích của giáo dục là một trong những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Singapor có các xe dạy học Internet lưu động chay khắp các khu dân cư để người dân nước này có thể học cách vào mạng. Họ học cách thức kinh doanh hoặc đọc sách trực tuyến. Họ đã đi trước trong việc giáo dục Internet. Họ sẽ mở đường cho một ý thức hệ và một hệ thống chính trị của một xã hội mạng.

Mặt trời sẽ không bao giờ tắt trên thế giới mạng. Sẽ không còn những lo ngại về sự chậm trễ hoặc phức tạp trong việc kết nối và thoát khỏi mạng. Con người sẽ duy trì kết nối vào mạng suốt cả ngày để chỉ cần nhấn nút là có thể thu nhận, sử dụng và trao đổi thông tin. Các giới hạn về không gian và thời gian sẽ mất đi. Nền kinh tế toàn cầu sẽ cất cánh. Chúng ta phải duy trì những kiến thức cần thiết sao cho chúng ta không bị tụt hậu so với thời đại và trở thành các "công dân loại hai".



Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tương lai của thương mại điện tử (c3)

Được tạo bởi Blogger.

VNNSEARCH.COM - Danh bạ website lớn nhất Việt Nam