Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011 Xay dung van hoa doanh nghiep – Moi ma khong moi

Số lượt xem: 395
Gửi lúc 09:32' 30/01/2010

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Mới mà không mới

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Mới mà không mới
Hiện nay, vẫn có những ông chủ, những người lãnh đạo doanh nghiệp còn khá mơ hồ về vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thạc sỹ Đỗ Thanh Năm, Giám đốc công ty Tư vấn và Hỗ trợ chiến lược Win Win đã trao đổi về vấn đề này.

                                               Th.S Đỗ Thanh Năm,Giám đốc công ty Tư vấn và Hỗ trợ chiến lược Win Win.

Nâng cao giá trị thương hiệu

Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp cần được bắt đầu từ bên trong, vì bên trong có chiều sâu thì những gì thể hiện ở bên ngoài mới có tính chân thực. Nhân viên được xem như là khách hàng nội bộ và sự hài lòng, ủng hộ của họ đối với doanh nghiệp là tiền đề cho sự ủng hộ từ bên ngoài. Nhà quản trị cần xây dựng những giá trị cốt lõi dựa trên lợi ích chung giữa ông chủ, nhân viên và khách hàng. Những giá trị cốt lõi đó trước tiên cần được quán triệt từ những vị trí cao nhất trong doanh nghiệp và sau đó lan tỏa dần đến các nhân viên. Nếu kiên trì với cách làm này thì giá trị cốt lõi sẽ từng bước được nâng lên thành chuẩn mực mang tính bất khả xâm phạm, tạo ra sự cống hiến hết mình của nhân viên.

Tiềm năng của doanh nghiệp sẽ được đánh thức bằng chính niềm tự hào trong quá trình làm việc và mỗi nhân viên sẽ trở thành sứ giả cho việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Những thương hiệu thành công thường không tuyên bố theo kiểu "bán những sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao" mà họ bán cái "giá trị văn hoá kết tinh trong sản phẩm đó". Những công ty tồn tại hàng trăm năm luôn đặt văn hóa doanh nghiệp là "sản phẩm hàng đầu" mà họ theo đuổi, còn sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra là "sản phẩm thứ hai". Nếu xây dựng thương hiệu là mở tài khoản tình cảm thật sự trong tim của khách hàng thì xây dựng văn hoá doanh nghiệp là nền tảng bền vững cho sự phát triển thương hiệu.

Cần tầm nhìn dài hạn

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình đầu tư dài hạn nhằm hướng đến một sự bền vững. Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, thì họ mới xem trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chi phí xây dựng thành công bản sắc văn hóa là chi phí tốt, là tiền đầu tư hiệu quả, nghĩa là doanh nghiệp đang tiết kiệm chi phí cả trong ngắn hạn và dài hạn. Khi cán bộ nhân viên xem doanh nghiệp như là ngôi nhà thứ hai của mình, tài sản công ty là tài sản của chính họ, thì bản thân họ sẽ cố gắng tìm cách giúp doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nước ta đã đầu tư khá nhiều công sức cho việc này và ít nhiều đã gặt hái được những kết quả nhất định.

Lãi suất ngân hàng tăng cao trong năm 2008 khiến cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn về tiền mặt và buộc phải tiến hành việc huy động nguồn vốn từ nhân viên và đã được hưởng ứng, chia sẻ. Nhiều thành viên trong doanh nghiệp còn đề nghị chỉ nhận 50% lương, số tiền còn lại để hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc ngặt nghèo. Tại một công ty phân phối thép hàng đầu Việt Nam, tất cả mọi thành viên đều nói: "Một người chúng tôi có thể không đấu lại một người ở công ty khác nhưng với một tập thể, chúng tôi sẽ chiến thắng". Giai đoạn hiện này chính là liều thuốc thử cực mạnh để biết được doanh nghiệp nào có được bản sắc văn hóa thật sự. Và khi có được bản sắc văn hoá thì khó khăn đối với các doanh nghiệp chỉ là tạm thời mà thôi.

Văn hóa doanh nghiệp có tính cộng đồng, liên quan đến nhận thức của các thành viên. Mặc dù khác nhau về trình độ hiểu biết, về vị trí công tác, họ vẫn luôn có xu hướng hiểu và mô tả văn hóa gần giống nhau. Để thành công trong việc xây dựng bản sắc văn hóa, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của người lãnh đạo và sự đồng lòng chia sẻ cho toàn thể nhân viên.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Mới mà không mới

Leave a Comment

Được tạo bởi Blogger.

VNNSEARCH.COM - Danh bạ website lớn nhất Việt Nam