Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011 Dung “buong” thuong hieu

Số lượt xem: 0
Gửi lúc 16:29' 19/01/2010

Đừng "buông" thương hiệu


Thương hiệu của sản phẩm, của DN những năm gần đây đã được các DN quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại thương hiệu VN đang có nguy cơ mai một ngay trên thị trường nội địa khi các DN Việt đang co hẹp hầu bao cho việc quảng bá.

Trà xanh không độ đã phải chi tới 10 triệu USD để định vị trong lòng người tiêu dùng

Việc DN thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng khiến ngân sách dành cho hoạt động truyền thông marketing thương hiệu bị cắt giảm đáng kể. Có thể kể đến những lĩnh vực mà DN cắt giảm cho quảng cáo nhiều như các DN kinh doanh bất động sản, cty chứng khoán, bảo hiểm... các lĩnh vực được coi là ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, các ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng dường như lại không nằm trong xu thế này khi một số thương hiệu đi liền với chiến dịch quảng cáo bom tấn, từ năm này sang năm khác. Chiến dịch quảng bá mỳ ăn liền Omachi đã phải chi khoảng 600.000 USD cho 4 tháng đầu tiên khi tạo đà cho sản phẩm. Trà xanh 0 độ và các sản phẩm của tập đoàn Tân Hiệp Phát khoảng 10 triệu USD cho cả năm 2008. Đặc biệt chỉ riêng nhãn hàng Ticarlox của Thiên Khánh Pharma đã chi khoảng 7 triệu USD - con số kỷ lục cho một nhãn hàng... Lý do những DN này đầu tư cho quảng cáo để làm thương hiệu lớn như vậy là vì họ hiểu rằng, đầu tư vào thương hiệu là đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên, mức chi này vượt quá mức chịu đựng của các DN VN với hơn 95% DNNVV. Một chuyên gia đã tính toán rằng mức chi phí trung bình 93,7 triệu USD của 10 nhãn hàng được hỗ trợ quảng cáo mạnh nhất tại VN đã vượt quá tổng mức đầu tư của 90% DN VN.

Theo ông Ngô Trọng Thanh - giám đốc điều hành Cty Mancom, trong tình hình như hiện nay, bên cạnh sự hỗ trợ của quảng cáo, DN cần chú trọng đến nhiều yếu tố khác như thấu hiểu người tiêu dùng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng... Bên cạnh đó, cần sáng tạo và tập trung vào nhóm khách hàng riêng biệt. Mặt khác, tốc độ và linh hoạt cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Ví dụ điển hình là trà xanh đóng chai phân khúc thị trường đồ uống có tốc độ phát triển nhanh nhất năm 2008 được tạo ra và dẫn dắt bởi trà xanh O độ. Tâm Hiệp Phát đã ghi bàn ngoạn mục với tốc độ và sự linh hoạt của 1 DN tư nhân với một sản phẩm truyền thống được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, theo các chuyên gia, bao bì càng đóng vai trò không nhỏ không quyết định mua hàng của khách hàng. Một trong những thành công của Omachi là có bao bì nổi bật. Theo tính toán, người tiêu dùng chỉ cần từ 2 - 3 giây để lựa chọn Omachi so với 4 - 6 giây của các sản phẩm khác...

Từng trải qua 5 cuộc suy thoái kinh tế, ông Richard Moore - Giám đốc điều hành Sáng tạo cty Richard Moore Associatess tại VN khuyên rằng: hành động khôn ngoan nhất cho thương hiệu hiện nay chính là tận dụng thời gian này để xây dựng nền tảng cho các hoạt động truyền thông. Ông khẳng định, đây chính là lúc chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ kinh tế tăng trở lại. Những thương hiệu làm được như vậy sẽ giành được lợi thế vượt trội hơn các thương hiệu chỉ dám án binh bất động.
Theo Phương Thảo

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Đừng "buông" thương hiệu

Leave a Comment

Được tạo bởi Blogger.

VNNSEARCH.COM - Danh bạ website lớn nhất Việt Nam